Nga - cường quốc năng lượng của thế giới - vừa thông báo sản lượng dầu mỏ trong năm 2012 của "xứ sở Bạch dương" đạt mức cao kỷ lục thời hậu Xô viết. Tuy nhiên, sản xuất khí tự nhiên lại giảm do xuất khẩu sang châu Âu đình đốn.
Số liệu thất thường trên, với điểm nhấn là xuất khẩu dầu mỏ ra bên ngoài lãnh thổ Liên bang Xô viết cũ giảm sút, đang đặt ra thách thức to lớn cho lĩnh vực dầu mỏ, vốn chiếm tới 49% tổng thu ngân sách của nước Nga năm 2011, đồng thời gây sức ép lên nhiệm kỳ quyền lực thứ ba của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nguồn thu từ dầu mỏ là cơ sở để ông Putin thực hiện những cam kết về mặt xã hội của chính quyền và giúp trấn an làn sóng bất bình đầu tiên đối với Điện Kremlin kể từ thời Xô viết.
Theo số liệu từ Bộ Năng lượng Nga, trong năm 2012, sản lượng dầu và khí đồng hành quy đổi của nước này đã tăng vững 1,3% so với năm 2011, từ mức kỷ lục cũ 10,28 triệu thùng/ngày lên mức cao kỷ lục mới 10,40 triệu thùng/ngày (tương đương 518 triệu tấn).
Thời hậu Xô viết được tính từ năm 1994, khi đó sản lượng dầu và khí đồng hành của Nga đạt 6 triệu thùng/ngày, chưa bằng một nửa tổng mức tương ứng 12,4 triệu thùng/ngày của Nga và 14 nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô viết gộp lại hồi năm 1988.
Tập trung đầu tư đã giúp sản lượng dầu khí của Nga tăng mạnh trong những năm cuối thập niên 1990, giúp nước này không còn phụ thuộc vào giá dầu thế giới. Với sản lượng hiện nay, Nga đã vượt Arập Xêút trở thành nước sản xuất dầu mỏ nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, Nga vẫn thiếu khả năng tăng nhanh sản lượng so với Arập Xêút trong trường hợp kinh tế toàn cầu hồi phục hay bất ổn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Trung Đông.
Họ cũng không có khả năng tạo bước đột phá tại các thị trường lớn ở bên ngoài, do thiếu đường ống dẫn trực tiếp và một số thị trường này đã bắt đầu phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ đá phiến của Mỹ.
Các thống kê cũng cho hay Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Rosneft vẫn nắm vị trí chi phối với 22,8% thị phần trên thị trường dầu mỏ của Nga và con số này dự kiến lên tới 40% trong năm nay, sau vụ họ mua lại liên doanh Anh - Nga TNK-BP hồi tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, theo số liệu của Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom, sản lượng của hãng lại giảm từ 513,1 tỷ m3 năm 2011 xuống 478,8 tỷ m3 năm 2012.
Tổng sản lượng khí đốt của Nga ngăm 2012 giảm 2,3% xuống 655 tỷ m3, một phần do hoạt động bán nhiên liệu này cho châu Âu - thị trường thường nhập khoảng 30% lượng khí đốt của Nga - sụt giảm./.
Số liệu thất thường trên, với điểm nhấn là xuất khẩu dầu mỏ ra bên ngoài lãnh thổ Liên bang Xô viết cũ giảm sút, đang đặt ra thách thức to lớn cho lĩnh vực dầu mỏ, vốn chiếm tới 49% tổng thu ngân sách của nước Nga năm 2011, đồng thời gây sức ép lên nhiệm kỳ quyền lực thứ ba của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nguồn thu từ dầu mỏ là cơ sở để ông Putin thực hiện những cam kết về mặt xã hội của chính quyền và giúp trấn an làn sóng bất bình đầu tiên đối với Điện Kremlin kể từ thời Xô viết.
Theo số liệu từ Bộ Năng lượng Nga, trong năm 2012, sản lượng dầu và khí đồng hành quy đổi của nước này đã tăng vững 1,3% so với năm 2011, từ mức kỷ lục cũ 10,28 triệu thùng/ngày lên mức cao kỷ lục mới 10,40 triệu thùng/ngày (tương đương 518 triệu tấn).
Thời hậu Xô viết được tính từ năm 1994, khi đó sản lượng dầu và khí đồng hành của Nga đạt 6 triệu thùng/ngày, chưa bằng một nửa tổng mức tương ứng 12,4 triệu thùng/ngày của Nga và 14 nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô viết gộp lại hồi năm 1988.
Tập trung đầu tư đã giúp sản lượng dầu khí của Nga tăng mạnh trong những năm cuối thập niên 1990, giúp nước này không còn phụ thuộc vào giá dầu thế giới. Với sản lượng hiện nay, Nga đã vượt Arập Xêút trở thành nước sản xuất dầu mỏ nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, Nga vẫn thiếu khả năng tăng nhanh sản lượng so với Arập Xêút trong trường hợp kinh tế toàn cầu hồi phục hay bất ổn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Trung Đông.
Họ cũng không có khả năng tạo bước đột phá tại các thị trường lớn ở bên ngoài, do thiếu đường ống dẫn trực tiếp và một số thị trường này đã bắt đầu phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ đá phiến của Mỹ.
Các thống kê cũng cho hay Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Rosneft vẫn nắm vị trí chi phối với 22,8% thị phần trên thị trường dầu mỏ của Nga và con số này dự kiến lên tới 40% trong năm nay, sau vụ họ mua lại liên doanh Anh - Nga TNK-BP hồi tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, theo số liệu của Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom, sản lượng của hãng lại giảm từ 513,1 tỷ m3 năm 2011 xuống 478,8 tỷ m3 năm 2012.
Tổng sản lượng khí đốt của Nga ngăm 2012 giảm 2,3% xuống 655 tỷ m3, một phần do hoạt động bán nhiên liệu này cho châu Âu - thị trường thường nhập khoảng 30% lượng khí đốt của Nga - sụt giảm./.
Trang Nhung (TTXVN)