Ngắm kiến trúc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong sắc hoa gạo tháng Ba

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang mở tour tham quan khuôn viên của Bảo tàng, ngắm hoa gạo tháng Ba và trải nghiệm không gian “Làng trong phố.”
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cổ kính, trầm mặc nhưng cũng không kém phần rực rỡ trong sắc đỏ hoa gạo tháng Ba. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam+)
Công trình được khởi công năm 1929 và hoàn thành năm 1932 trên khu đất phía sau Nhà hát lớn, chạy dọc theo bờ đê sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố Quaï Guillemoto (phố Trần Quang Khải ngày nay), một vị trí có thể tạo ra điểm nhấn kiến trúc cho tuyến đường ven đê. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam+)
Hoa gạo chỉ nở rực chừng vài tuần trong tháng Ba. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitourist mở cửa đón khách tham quan chụp ảnh với tiểu cảnh hoa gạo, tìm hiểu về không gian bảo tàng với giá vé 25.000 đồng/trẻ em, 75.000 đồng/người lớn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Không gian sảnh chính hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m, không gian trưng bày chính nằm ngay sau đại sảnh có hình chữ nhật kéo dài và được tổ chức theo hình thức xuyên phòng, có sự chuyển tiếp được tổ chức khéo léo. Ngoài ra còn có các không gian trưng bày chuyên đề nằm ở hai phía của đại sảnh tạo thành một tổng thể trưng bày khoáng đạt. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có tên gọi cũ là Bảo tàng Louis Finot, là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, pha trộn kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc nhưng rất nhuần nhuyễn, hài hòa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nhà Bát Giác trầm mặc trong sắc hoa gạo rực rỡ. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam+)
Với hình thức kết hợp nhuần nhuyễn Á-Âu trong cấu trúc mặt bằng không gian, trong tổ chức hình khối kiến trúc và mặt đứng, cùng sự hài hòa giữa công trình với cảnh quan thiên nhiên, tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được coi là một trong những đại diện lớn nhất của phong cách kiến trúc Đông Dương không chỉ ở Hà Nội mà còn trên toàn đất nước Việt Nam. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bảo tàng Louis Finot trước đây thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (École Française d’Extrème Orient) do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Không gian Làng Bác Cổ phần nào gợi nhớ đến tên cũ của bảo tàng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trong không gian này, du khách còn được truyền cảm hứng về những nét văn hóa đặc sắc gắn với đời sống thường ngày ở các vùng quê Việt Nam qua những bảo vật vô giá đang được lưu giữ tại bảo tàng (trống Ngọc Lũ, chuông chùa Vân Bản, cây hương đá chùa Tứ kỳ, cây cầu đá…). (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Đoàn khách tham quan đang lắng nghe cán bộ bảo tàng thuyết minh về cụm bảo vật quốc gia. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cây cầu đá được tạo thành từ những khối đá xanh lớn ghép lại mà không dùng đến một chất gắn kết nào. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Khách tham quan có thể chọn mẫu để ký họa hoặc tô màu, ghi lại những hình ảnh đáng nhớ của hoa gạo tháng Ba và kiến trúc của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Khách tham quan lắng nghe thuyết minh viên giới thiệu về lịch sử và kiến trúc của bảo tàng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Dịp cuối tuần, nhiều gia đình đến bảo tàng tham quan, chụp ảnh với hoa gạo. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Khách tham quan sẽ được tìm hiểu về diện mạo của bảo tàng từ thế kỷ 20. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Quán nước gốc gạo gợi nhớ hình ảnh bình yên ở làng quê. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Những món quà quê dân dã. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Hoa gạo rụng xuống tạo thành bối cảnh rực rỡ để chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trẻ em thích thú tham gia các hoạt động trải nghiệm như tô tượng, in tranh... (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Em Hoàng An (8 tuổi) được học cách in rập mặt trống đồng.(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Một bạn trẻ vừa hoàn thành bản in tranh hổ trên giấy dó. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cán bộ bảo tàng tận tình hướng dẫn các em in tranh trên giấy dó. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Khuôn hình lá đề phục vụ khách tham quan trải nghiệm in tranh. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cây gạo cổ thụ trăm năm tuổi đang vào độ rực rỡ nhất. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục