Hai vụ thâu tóm lớn của hai ngân hàng Mỹ trong những ngày gần đây, đã cho thấy sự trở lại của xu hướng các ngân hàng có thế lực bỏ tiền ra mua lại tài sản của các đối thủ yếu hơn.
Tập đoàn dịch vụ tài chính PNC của Mỹ ngày 20/6 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại chi nhánh ngân hàng bán lẻ tại Mỹ của Royal Bank of Canada (RBC) của Canada với giá 3,45 tỷ USD, bốn ngày sau khi Capital One của Mỹ cho biết sẽ mua bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ của ING của Hà Lan, ING Direct USA, với giá 9 tỷ USD.
Với việc có thêm mạng lưới chi nhánh ở Đông Nam nước Mỹ của RBC, PNC sẽ trở thành ngân hàng lớn thứ năm ở nước này. Trong khi đó, với tài sản vừa có được, Capital One sẽ trở thành ngân hàng trực tuyến lớn nhất tại Mỹ.
Hai vụ thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD đạt được liên tiếp sau một thời gian dài ít có các vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng và các vụ cũng cách xa nhau.
Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, hầu hết các vụ M&A trong lĩnh vực này chỉ có trị giá vài trăm triệu USD, trừ một số ít lên tới tiền tỷ như vụ Toronto-Dominion Bank của Canada thâu tóm Chrysler Financial với giá 6,3 tỷ USD hồi tháng 12/2010.
Sở dĩ Capital One và PNC có thể bỏ ra một số tiền lớn như vậy là vì các ngân hàng này đã lại huy động đủ vốn dành cho việc mua thêm tài sản, điều sẽ không thể có nếu là vào sáu tháng trước.
Theo nhà phân tích Jim Sinegal thuộc công ty nghiên cứu đầu tư Morningstar, đà phục hồi của kinh tế Mỹ đã tạo thuận lợi cho hoạt động M&A của các ngân hàng.
Các nhà phân tích cho rằng mục tiêu của các vụ thâu tóm là tài sản của những ngân hàng hoạt động yếu, phải chịu nhượng bộ trong các thương vụ. RBC thừa nhận đã chịu lỗ khoảng 1,6 tỷ USD trong thương vụ với PNC.
Nhà phân tích Erik Oja ở Standard & Poor's cho rằng đây là điều RBC phải chấp nhận, khi chi nhánh tại Mỹ của ngân hàng này sẽ không thể sinh lời trong ba năm.
Còn về ING, ngân hàng Hà Lan này đã buộc phải giảm bớt hoạt động tại Mỹ và bán ING Direct USA, một phần do ngân hàng này phải hoàn trả số tiền cứu trợ 10 tỷ euro (14,2 tỷ USD) đã nhận từ chính phủ trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
Nếu được các cơ quan chức năng phê chuẩn, các thỏa thuận của PNC và Capital One sẽ tạo ra một cặp ngân hàng lớn, mặc dù Washington vẫn nhấn mạnh tới sự cần thiết phải chỉnh đốn các ngân hàng thuộc diện "quá lớn để phá sản."
Các nhà phân tích dự đoán đợt thâu tóm tiếp theo có thể liên quan đến các tài sản ở nước ngoài của ngân hàng HSBC của Anh hay các ngân hàng nhỏ hơn ở Mỹ vẫn đang thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền cứu trợ cho chính phủ./.
Tập đoàn dịch vụ tài chính PNC của Mỹ ngày 20/6 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại chi nhánh ngân hàng bán lẻ tại Mỹ của Royal Bank of Canada (RBC) của Canada với giá 3,45 tỷ USD, bốn ngày sau khi Capital One của Mỹ cho biết sẽ mua bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ của ING của Hà Lan, ING Direct USA, với giá 9 tỷ USD.
Với việc có thêm mạng lưới chi nhánh ở Đông Nam nước Mỹ của RBC, PNC sẽ trở thành ngân hàng lớn thứ năm ở nước này. Trong khi đó, với tài sản vừa có được, Capital One sẽ trở thành ngân hàng trực tuyến lớn nhất tại Mỹ.
Hai vụ thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD đạt được liên tiếp sau một thời gian dài ít có các vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng và các vụ cũng cách xa nhau.
Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, hầu hết các vụ M&A trong lĩnh vực này chỉ có trị giá vài trăm triệu USD, trừ một số ít lên tới tiền tỷ như vụ Toronto-Dominion Bank của Canada thâu tóm Chrysler Financial với giá 6,3 tỷ USD hồi tháng 12/2010.
Sở dĩ Capital One và PNC có thể bỏ ra một số tiền lớn như vậy là vì các ngân hàng này đã lại huy động đủ vốn dành cho việc mua thêm tài sản, điều sẽ không thể có nếu là vào sáu tháng trước.
Theo nhà phân tích Jim Sinegal thuộc công ty nghiên cứu đầu tư Morningstar, đà phục hồi của kinh tế Mỹ đã tạo thuận lợi cho hoạt động M&A của các ngân hàng.
Các nhà phân tích cho rằng mục tiêu của các vụ thâu tóm là tài sản của những ngân hàng hoạt động yếu, phải chịu nhượng bộ trong các thương vụ. RBC thừa nhận đã chịu lỗ khoảng 1,6 tỷ USD trong thương vụ với PNC.
Nhà phân tích Erik Oja ở Standard & Poor's cho rằng đây là điều RBC phải chấp nhận, khi chi nhánh tại Mỹ của ngân hàng này sẽ không thể sinh lời trong ba năm.
Còn về ING, ngân hàng Hà Lan này đã buộc phải giảm bớt hoạt động tại Mỹ và bán ING Direct USA, một phần do ngân hàng này phải hoàn trả số tiền cứu trợ 10 tỷ euro (14,2 tỷ USD) đã nhận từ chính phủ trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
Nếu được các cơ quan chức năng phê chuẩn, các thỏa thuận của PNC và Capital One sẽ tạo ra một cặp ngân hàng lớn, mặc dù Washington vẫn nhấn mạnh tới sự cần thiết phải chỉnh đốn các ngân hàng thuộc diện "quá lớn để phá sản."
Các nhà phân tích dự đoán đợt thâu tóm tiếp theo có thể liên quan đến các tài sản ở nước ngoài của ngân hàng HSBC của Anh hay các ngân hàng nhỏ hơn ở Mỹ vẫn đang thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền cứu trợ cho chính phủ./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)