Ngày 15/4 tại thành phố Cheonan (tỉnh Nam Chungcheong) phía Nam Seoul Trung tâm lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội) đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Cheonan (Hàn Quốc) và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức ngày hội tư vấn cho lao động Việt Nam sắp hết hợp đồng về nước đúng thời hạn.
Tới tham dự buổi gặp mặt có Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Mạnh Đông, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Cheonan Lee Hang-bock, đại diện Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) và khoảng 600 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực Cheonan.
Phát biểu khai mạc, giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Cheonan Lee Hang-bock nhấn mạnh: “Các bạn lao động Việt Nam luôn có đặc điểm nổi trội là cần cù, chịu khó và có khả năng tiếp thu nhanh. Đây là những nét đặc trưng mà không phải lao động nước nào cũng có. Có thể nói giới chủ sử dụng lao động rất quan tâm đến vấn đề này. Đây cũng là lý do tại sao họ thường lựa chọn các bạn trước. Chúng tôi hy vọng các bạn tiếp tục phát huy những thế mạnh đó.”
Về phía Việt Nam, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước Phan Văn Minh cho biết: Kể từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã cử được trên 63.000 người lao động sang làm việc tại Xứ sở Kim Chi, chiếm 25% tổng số lao động của 15 quốc gia phái cử theo Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài (EPS) của Hàn Quốc. “Chính các bạn đã mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao cho người lao động chúng ta đồng thời góp phần phát triển chương trình EPS nữa,” ông Minh nói.
Tuy nhiên, ông Phan Văn Minh cũng nhấn mạnh thêm rằng thời gian gần đây một bộ phận người lao động Việt Nam đã yêu cầu chuyển đổi nơi làm việc vì những lý do không chính đáng hoặc trốn ở lại Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp (sau khi kết thúc hợp đồng lao động). Chính vấn đề này đã gây bức xúc đối với các cơ quan liên quan của nước sở tại, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lao động Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Từ thực tế đó, để giữ vững và duy trì hình ảnh tốt đẹp vốn có của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian qua đồng thời góp phần gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời gian tới, theo ông Phan Văn Minh thì trước hết người lao động Việt Nam phải thực hiện tốt hợp đồng đã ký với chủ sử dụng lao động, tuyệt đối tuân thủ nội quy, quy định tại nơi làm việc, giữ mối quan hệ tốt với chủ sử dụng lao động và đặc biệt chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp sở tại; tuyệt đối không chuyển đổi nơi làm việc khi không có lý do chính đáng và không ở lại Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp.
Đối với những người lao động sắp hết hợp đồng phải về nước theo quy định, ông Phan Văn Minh nhấn mạnh rằng “Cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc là rất lớn nếu các bạn thực sự có nguyện vọng và tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp của cả hai nước. Việc các bạn thực hiện tốt hợp đồng lao động của mình sẽ tạo cơ hội việc làm không chỉ cho chính các bạn mà cả những người lao động khác muốn trở lại Hàn Quốc làm việc.”
Hiện Trung tâm lao động ngoài nước đang phối hợp với HRD triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam về nước đùng thời hạn có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc như sau: Một là tổ chức đăng ký và kiểm tra năng lực tiếng Hàn trên máy tính tại Trung tâm lao động ngoài nước. Hai là đào tạo nghề phù hợp và hoàn toàn miễn phí cho người lao động sau khi về nước. Ba là giới thiệu và giúp tìm việc làm cho người lao động (từng làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn) tại các Công ty, tập đoàn của Hàn Quốc đang làm ăn tại Việt Nam.
Tại buổi tư vấn, đại diện HRD tại Cheonan, Trung tâm Lao động ngoài nước và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã trực tiếp giải thích, trả lời những thắc mắc, tâm tư nguyện vọng của người lao động Việt Nam mới sang làm việc và những người sắp hết hợp đồng lao động chuẩn bị về nước theo quy định.
Lao động Nguyễn Huy Chính (quê Bắc Ninh), người chuẩn bị kết thúc hợp đồng lao động vào tháng 6 tới vui vẻ nói “Tôi thực sự thấy buổi tư vấn hôm nay rất bổ ích bởi nó giúp người lao động chúng tôi có cơ hội hiểu rõ hơn về luật đặc biệt là những công việc, thủ tục giấy tờ cần hoàn tất khi kết thúc hợp đồng lao động và về nước đúng thời hạn. Bản thân tôi sẽ hết hợp đồng trong 2 tháng tới và tôi sẽ về nước đúng hạn.”
Còn lao động Nguyễn Thị Vân (quê Hải Dương) mới sang Hàn Quốc được hơn một năm tâm sự rằng “Tôi nhận thấy buổi tư vấn rất cần thiết đối với người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều buổi tư vấn tương tự ở các địa phương khác nữa để người lao động chúng tôi có cơ hội được hiểu rõ về những chính sách mới, những cơ hội việc làm mới và đặc biệt việc hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi kết thúc hợp đồng để có cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc."
Cũng theo chị Vân thì “Điều khó khăn nhất đối với người lao động mới sang Hàn Quốc là vấn đề bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Trước khi sang Hàn Quốc làm việc cần tập trung học tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc để có thể nhanh chóng hội nhập vào xã hội nước sở tại”./.
Tới tham dự buổi gặp mặt có Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Mạnh Đông, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Cheonan Lee Hang-bock, đại diện Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) và khoảng 600 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực Cheonan.
Phát biểu khai mạc, giám đốc Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài Cheonan Lee Hang-bock nhấn mạnh: “Các bạn lao động Việt Nam luôn có đặc điểm nổi trội là cần cù, chịu khó và có khả năng tiếp thu nhanh. Đây là những nét đặc trưng mà không phải lao động nước nào cũng có. Có thể nói giới chủ sử dụng lao động rất quan tâm đến vấn đề này. Đây cũng là lý do tại sao họ thường lựa chọn các bạn trước. Chúng tôi hy vọng các bạn tiếp tục phát huy những thế mạnh đó.”
Về phía Việt Nam, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước Phan Văn Minh cho biết: Kể từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã cử được trên 63.000 người lao động sang làm việc tại Xứ sở Kim Chi, chiếm 25% tổng số lao động của 15 quốc gia phái cử theo Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài (EPS) của Hàn Quốc. “Chính các bạn đã mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao cho người lao động chúng ta đồng thời góp phần phát triển chương trình EPS nữa,” ông Minh nói.
Tuy nhiên, ông Phan Văn Minh cũng nhấn mạnh thêm rằng thời gian gần đây một bộ phận người lao động Việt Nam đã yêu cầu chuyển đổi nơi làm việc vì những lý do không chính đáng hoặc trốn ở lại Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp (sau khi kết thúc hợp đồng lao động). Chính vấn đề này đã gây bức xúc đối với các cơ quan liên quan của nước sở tại, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lao động Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Từ thực tế đó, để giữ vững và duy trì hình ảnh tốt đẹp vốn có của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian qua đồng thời góp phần gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời gian tới, theo ông Phan Văn Minh thì trước hết người lao động Việt Nam phải thực hiện tốt hợp đồng đã ký với chủ sử dụng lao động, tuyệt đối tuân thủ nội quy, quy định tại nơi làm việc, giữ mối quan hệ tốt với chủ sử dụng lao động và đặc biệt chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp sở tại; tuyệt đối không chuyển đổi nơi làm việc khi không có lý do chính đáng và không ở lại Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp.
Đối với những người lao động sắp hết hợp đồng phải về nước theo quy định, ông Phan Văn Minh nhấn mạnh rằng “Cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc là rất lớn nếu các bạn thực sự có nguyện vọng và tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp của cả hai nước. Việc các bạn thực hiện tốt hợp đồng lao động của mình sẽ tạo cơ hội việc làm không chỉ cho chính các bạn mà cả những người lao động khác muốn trở lại Hàn Quốc làm việc.”
Hiện Trung tâm lao động ngoài nước đang phối hợp với HRD triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam về nước đùng thời hạn có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc như sau: Một là tổ chức đăng ký và kiểm tra năng lực tiếng Hàn trên máy tính tại Trung tâm lao động ngoài nước. Hai là đào tạo nghề phù hợp và hoàn toàn miễn phí cho người lao động sau khi về nước. Ba là giới thiệu và giúp tìm việc làm cho người lao động (từng làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn) tại các Công ty, tập đoàn của Hàn Quốc đang làm ăn tại Việt Nam.
Tại buổi tư vấn, đại diện HRD tại Cheonan, Trung tâm Lao động ngoài nước và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã trực tiếp giải thích, trả lời những thắc mắc, tâm tư nguyện vọng của người lao động Việt Nam mới sang làm việc và những người sắp hết hợp đồng lao động chuẩn bị về nước theo quy định.
Lao động Nguyễn Huy Chính (quê Bắc Ninh), người chuẩn bị kết thúc hợp đồng lao động vào tháng 6 tới vui vẻ nói “Tôi thực sự thấy buổi tư vấn hôm nay rất bổ ích bởi nó giúp người lao động chúng tôi có cơ hội hiểu rõ hơn về luật đặc biệt là những công việc, thủ tục giấy tờ cần hoàn tất khi kết thúc hợp đồng lao động và về nước đúng thời hạn. Bản thân tôi sẽ hết hợp đồng trong 2 tháng tới và tôi sẽ về nước đúng hạn.”
Còn lao động Nguyễn Thị Vân (quê Hải Dương) mới sang Hàn Quốc được hơn một năm tâm sự rằng “Tôi nhận thấy buổi tư vấn rất cần thiết đối với người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều buổi tư vấn tương tự ở các địa phương khác nữa để người lao động chúng tôi có cơ hội được hiểu rõ về những chính sách mới, những cơ hội việc làm mới và đặc biệt việc hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi kết thúc hợp đồng để có cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc."
Cũng theo chị Vân thì “Điều khó khăn nhất đối với người lao động mới sang Hàn Quốc là vấn đề bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Trước khi sang Hàn Quốc làm việc cần tập trung học tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc để có thể nhanh chóng hội nhập vào xã hội nước sở tại”./.
Việt Cường-Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)