Mấy ngày qua, tại các chùa ở Hà Nội lúc nào cũng tấp nập người tới thắp hương cầu nguyện. Từ lâu người Việt Nam đã quen cứ đến ngày Rằm tháng Bảy là đốt mã cho tổ tiên, những người đã khuất.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, giới trẻ mới thực sự hiểu rõ về ngày lễ Vu Lan, Rằm tháng Bẩy là ngày báo hiếu và họ có xu hướng lên chùa cầu nguyện dịp này ngày một đông hơn.
Vu Lan báo hiếu
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, chủ trì Chùa Bằng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan là do Mục Kiền Liên, một trong mười thánh đại để tử của Phật được đức Phật công nhận là thần thông đệ nhất, khi tu đắc đạo, ông nhớ đến mẫu thân nên đã dùng phép thuật để soi tìm mẹ thì ông thấy mẹ mình bị đày ở địa ngục làm quỷ đói khát. Do kiếp trước mẹ ông gây nên nhiều tội ác nên dù có phép thuật thì thánh Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẫu thân.
Ông về xin ý kiến đức Phật, ngài cho ông biết đến Rằm tháng Bẩy, ngày chư Tăng mãn hạ (kết thúc ba tháng tu mùa hè) ông hãy nhờ chư Tăng hợp sức chú nguyện. Mục Kiền Liên làm theo lời khuyên của đức Phật và ông đã cứu được mẹ mình thoát khỏi kiếp quỷ đói.
Cũng từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời, là ngày để con cháu báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên.
Thượng tọa Thích bảo Nghiêm cũng cho biết, hàng chục năm nay tại Chùa Bằng cũng như các chùa ở Việt Nam, năm nào cũng thu hút được đông đảo Phật tử tới cúng lễ và cầu nguyện cho người thân vào ngày lễ Vu Lan. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, lượng Phật tử trẻ tuổi tới chùa vào ngày lễ Vu Lan đông hơn so với trước kia do họ ý thức được ý nghĩa của ngày này.
Riêng tại chùa Bằng, mùa Vu Lan năm nay, lần đầu tiên nhà chùa mở lớp tu ba ngày cho các Phât tử để báo hiếu cha mẹ. Có tới 650 người đã tham dự khóa tu, trong đó, người lớn tuổi nhất đã ngót ngét chín mươi còn người trẻ nhất đang ở độ tuổi lên mười.
Lớp tu báo hiếu do đích thân Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đứng ra dạy, giảng giải cho các phật tử hiểu ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan cũng như tập trung vào dạy chữ “Hiếu” để Phật tử học cách kính trọng ông bà, cha mẹ, tổ tiên cũng như thầy cô giáo…
Riêng trong ngày lễ Vu Lan tại chùa Bằng đã có tới hơn 3.000 người đến làm lễ. Ngoài ra, tại các chùa Lý Quốc Sư, chùa Quán Sứ, chùa Thạch Thất… hàng nghìn Phật tử cũng đổ về với một lòng hướng tới tổ tiên, báo hiếu cha mẹ.
“Ơn cha mẹ không bao giờ kể hết”
Trong ngày lễ Vu Lan dù tại các chùa ở Hà Nội hiếm thấy tục cài bông hồng trước ngực (cài bông hồng đỏ cho những ai còn mẹ và bông hồng trắng cho những ai đã mất mẹ) như thường thấy trong các chùa ở miền Nam nhưng sự có mặt của đông đảo các Phật tử ở mọi lứa tuổi một lòng hướng về tổ tiên, cha mẹ cũng đủ làm xúc động lòng người.
Chị Mai, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, trước kia cứ đến Rằm hay ngày đầu tháng chị đều lên chùa thắp hương nhưng chưa có ai nói cho chị hiểu ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Năm thấy Chùa Bằng có lớp dạy tu báo hiếu ba ngày, chị tò mò hỏi ra mới biết...
Mặc dù cha mẹ chị Mai còn sống nhưng chị vẫn đến lên chùa lễ trong ngày Vu Lan để cầu cho ông bà chị được siêu thoát và cho cha mẹ chị được khỏe mạnh.
Còn chị Mị, Phương Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội kể rằng, trước đây chị chỉ biết sơ qua về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan nhưng đến tận năm nay, khi bị mất mẹ thì chị mới quan tâm sâu hơn về ngày này. Bởi vậy, ngay từ sáng sớm chị Mị đã chuẩn bị lễ lên chùa để cầu nguyện cho mẹ mình sớm được siêu thoát.
Dù mới học lớp 4 nhưng em Nga, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng chăm chú cùng mẹ ngồi cầu nguyện trong chùa. Em Nga cho biết, em được mẹ và sư thầy giảng cho hiểu ngày lễ Vu Lan là ngày báo hiếu nên em không chỉ thích được đến chùa lễ để cầu nguyện cho ông bà em được thanh thản nơi suối vàng, cầu cho cha mẹ em được khỏe mạnh, hạnh phúc mà em còn làm nhiều việc nhà để giúp đỡ cha mẹ.
Không chỉ những người trẻ tuổi, ngay cả các cụ già đến chùa trong ngày này dường như cũng quên việc cầu nguyện cho bản thân, chỉ một lòng hướng về tổ tiên, cha mẹ.
Bà Vân, Cầu Giấy, Hà Nội đã ngoài tám mươi tuổi, đi còn phải chống gậy vậy mà khi cùng con cháu đi lễ bà chỉ rưng rưng nhớ về ông bà, cha mẹ quá cố, cầu nguyện cho họ được thanh thản mà bà quên đi phải xin cho mình sức khỏe trước tuổi già.
“Ai sinh ra trên đời này cũng có cha có mẹ, công lao của cha mẹ đối với mình không bao giờ kể hết. Ngày này tuy không phải là ngày duy nhất để con cháu sống tốt với cha mẹ nhưng nó vẫn khiến chúng ta hàm ơn cha mẹ nhiều hơn,” bà Vân chia sẻ./.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, giới trẻ mới thực sự hiểu rõ về ngày lễ Vu Lan, Rằm tháng Bẩy là ngày báo hiếu và họ có xu hướng lên chùa cầu nguyện dịp này ngày một đông hơn.
Vu Lan báo hiếu
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, chủ trì Chùa Bằng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan là do Mục Kiền Liên, một trong mười thánh đại để tử của Phật được đức Phật công nhận là thần thông đệ nhất, khi tu đắc đạo, ông nhớ đến mẫu thân nên đã dùng phép thuật để soi tìm mẹ thì ông thấy mẹ mình bị đày ở địa ngục làm quỷ đói khát. Do kiếp trước mẹ ông gây nên nhiều tội ác nên dù có phép thuật thì thánh Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẫu thân.
Ông về xin ý kiến đức Phật, ngài cho ông biết đến Rằm tháng Bẩy, ngày chư Tăng mãn hạ (kết thúc ba tháng tu mùa hè) ông hãy nhờ chư Tăng hợp sức chú nguyện. Mục Kiền Liên làm theo lời khuyên của đức Phật và ông đã cứu được mẹ mình thoát khỏi kiếp quỷ đói.
Cũng từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời, là ngày để con cháu báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên.
Thượng tọa Thích bảo Nghiêm cũng cho biết, hàng chục năm nay tại Chùa Bằng cũng như các chùa ở Việt Nam, năm nào cũng thu hút được đông đảo Phật tử tới cúng lễ và cầu nguyện cho người thân vào ngày lễ Vu Lan. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, lượng Phật tử trẻ tuổi tới chùa vào ngày lễ Vu Lan đông hơn so với trước kia do họ ý thức được ý nghĩa của ngày này.
Riêng tại chùa Bằng, mùa Vu Lan năm nay, lần đầu tiên nhà chùa mở lớp tu ba ngày cho các Phât tử để báo hiếu cha mẹ. Có tới 650 người đã tham dự khóa tu, trong đó, người lớn tuổi nhất đã ngót ngét chín mươi còn người trẻ nhất đang ở độ tuổi lên mười.
Lớp tu báo hiếu do đích thân Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đứng ra dạy, giảng giải cho các phật tử hiểu ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan cũng như tập trung vào dạy chữ “Hiếu” để Phật tử học cách kính trọng ông bà, cha mẹ, tổ tiên cũng như thầy cô giáo…
Riêng trong ngày lễ Vu Lan tại chùa Bằng đã có tới hơn 3.000 người đến làm lễ. Ngoài ra, tại các chùa Lý Quốc Sư, chùa Quán Sứ, chùa Thạch Thất… hàng nghìn Phật tử cũng đổ về với một lòng hướng tới tổ tiên, báo hiếu cha mẹ.
“Ơn cha mẹ không bao giờ kể hết”
Trong ngày lễ Vu Lan dù tại các chùa ở Hà Nội hiếm thấy tục cài bông hồng trước ngực (cài bông hồng đỏ cho những ai còn mẹ và bông hồng trắng cho những ai đã mất mẹ) như thường thấy trong các chùa ở miền Nam nhưng sự có mặt của đông đảo các Phật tử ở mọi lứa tuổi một lòng hướng về tổ tiên, cha mẹ cũng đủ làm xúc động lòng người.
Chị Mai, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, trước kia cứ đến Rằm hay ngày đầu tháng chị đều lên chùa thắp hương nhưng chưa có ai nói cho chị hiểu ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Năm thấy Chùa Bằng có lớp dạy tu báo hiếu ba ngày, chị tò mò hỏi ra mới biết...
Mặc dù cha mẹ chị Mai còn sống nhưng chị vẫn đến lên chùa lễ trong ngày Vu Lan để cầu cho ông bà chị được siêu thoát và cho cha mẹ chị được khỏe mạnh.
Còn chị Mị, Phương Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội kể rằng, trước đây chị chỉ biết sơ qua về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan nhưng đến tận năm nay, khi bị mất mẹ thì chị mới quan tâm sâu hơn về ngày này. Bởi vậy, ngay từ sáng sớm chị Mị đã chuẩn bị lễ lên chùa để cầu nguyện cho mẹ mình sớm được siêu thoát.
Dù mới học lớp 4 nhưng em Nga, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng chăm chú cùng mẹ ngồi cầu nguyện trong chùa. Em Nga cho biết, em được mẹ và sư thầy giảng cho hiểu ngày lễ Vu Lan là ngày báo hiếu nên em không chỉ thích được đến chùa lễ để cầu nguyện cho ông bà em được thanh thản nơi suối vàng, cầu cho cha mẹ em được khỏe mạnh, hạnh phúc mà em còn làm nhiều việc nhà để giúp đỡ cha mẹ.
Không chỉ những người trẻ tuổi, ngay cả các cụ già đến chùa trong ngày này dường như cũng quên việc cầu nguyện cho bản thân, chỉ một lòng hướng về tổ tiên, cha mẹ.
Bà Vân, Cầu Giấy, Hà Nội đã ngoài tám mươi tuổi, đi còn phải chống gậy vậy mà khi cùng con cháu đi lễ bà chỉ rưng rưng nhớ về ông bà, cha mẹ quá cố, cầu nguyện cho họ được thanh thản mà bà quên đi phải xin cho mình sức khỏe trước tuổi già.
“Ai sinh ra trên đời này cũng có cha có mẹ, công lao của cha mẹ đối với mình không bao giờ kể hết. Ngày này tuy không phải là ngày duy nhất để con cháu sống tốt với cha mẹ nhưng nó vẫn khiến chúng ta hàm ơn cha mẹ nhiều hơn,” bà Vân chia sẻ./.
Thiên Linh (Vietnam+)