Để ngành du lịch phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An chỉ đạo các ngành chức năng có định hướng quy hoạch ngành du lịch gắn với ưu tiên bảo vệ môi trường.
Nghệ An sẽ chú trọng đến bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; bảo vệ hệ sinh thái rừng, ven biển và cửa sông, bảo vệ môi trường đô thị và các khu du lịch, nhằm tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu khu vực và hướng đến một nền du lịch xanh-bền vững.
Trước mắt, tỉnh có các chính sách thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên các dự án có các giải pháp tối ưu về bảo vệ môi trường và cam kết thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, có 100% cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn môi trường; 80-95% rác thải, nước thải và chất thải rắn tại các khu du lịch được thu gom xử lý.
Đến năm 2020, tỉnh có 100% các khu du lịch đều được thu gom xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, 100% cơ sở kinh doanh ăn uống phải áp dụng công nghệ sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường khi cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 125 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 109 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và nhiều di sản văn hoá phi vật thể có giá trị.
Thời gian qua, nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử được đầu tư xây dựng và bảo tồn tôn tạo với quy mô lớn. Cùng với đó, một số khu nghĩ dưỡng cấp cao đã được hình thành. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn Nghệ An có 551 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, (trong đó loại hình khách sạn chiếm khoảng 57%, còn lại là nhà nghỉ) với hơn 12.000 phòng, 22.272 giường; giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch và hàng ngàn lao động ngoài xã hội.
Tuy nhiên, đến nay hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các nhà hàng, khách sạn, kiốt kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được xử lý triệt để, xả thẳng ra nguồn tiếp nhận dẫn tới nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước biển ven bờ, nước dưới đất.
Ngoài nước thải, để phục vụ cho du lịch, các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở chế biến sản phẩm còn thải ra môi trường các chất thải rắn./.
Nghệ An sẽ chú trọng đến bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; bảo vệ hệ sinh thái rừng, ven biển và cửa sông, bảo vệ môi trường đô thị và các khu du lịch, nhằm tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu khu vực và hướng đến một nền du lịch xanh-bền vững.
Trước mắt, tỉnh có các chính sách thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên các dự án có các giải pháp tối ưu về bảo vệ môi trường và cam kết thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, có 100% cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn môi trường; 80-95% rác thải, nước thải và chất thải rắn tại các khu du lịch được thu gom xử lý.
Đến năm 2020, tỉnh có 100% các khu du lịch đều được thu gom xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, 100% cơ sở kinh doanh ăn uống phải áp dụng công nghệ sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường khi cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 125 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 109 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và nhiều di sản văn hoá phi vật thể có giá trị.
Thời gian qua, nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử được đầu tư xây dựng và bảo tồn tôn tạo với quy mô lớn. Cùng với đó, một số khu nghĩ dưỡng cấp cao đã được hình thành. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn Nghệ An có 551 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, (trong đó loại hình khách sạn chiếm khoảng 57%, còn lại là nhà nghỉ) với hơn 12.000 phòng, 22.272 giường; giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch và hàng ngàn lao động ngoài xã hội.
Tuy nhiên, đến nay hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các nhà hàng, khách sạn, kiốt kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được xử lý triệt để, xả thẳng ra nguồn tiếp nhận dẫn tới nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước biển ven bờ, nước dưới đất.
Ngoài nước thải, để phục vụ cho du lịch, các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở chế biến sản phẩm còn thải ra môi trường các chất thải rắn./.
Viết Hùng (TTXVN)