Tết Nguyên đán đã đến gần, nhiều gia đình bắt đầu tổng vệ sinh sau một năm làm việc. Những thiết bị, đồ gia dụng, phế liệu được các gia đình thu dọn và đây là thời điểm tốt nhất trong năm cho những người thu mua phế liệu vào cuộc.
Chuẩn bị đón Tết, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình chị Ngô Ngọc Mai ở quận Hai Bà Trưng lại tất bật dọn dẹp đồ đạc và lau dọn nhà cửa.
Những đống giấy, nhựa, sắt thép phế liệu hay các thiết bị điện trong gia đình đã cũ, hỏng, không sử dụng đến được chị xếp vào một góc để chờ bán.
Theo chị Mai, làm như vậy, vừa sạch sẽ, gọn gàng, lại có thêm một khoản nho nhỏ dù không đáng bao nhiêu nhưng cũng bớt công dọn dẹp. Một mớ rất nhiều thứ gồm lò vi sóng, quạt sưởi và nhiều thứ phế liệu khác chị bán được 150.000 đồng.
Nhiều người cho rằng chị bán giá đó quá rẻ nhưng đối với chị quan trọng hơn là nhà cửa được gọn gàng, lại có người đến tận nhà thu mua không mất công vận chuyển nên chị không mấy quan tâm đến giá cả.
Mặc dù đã sát Tết, nhưng tiếng rao của những người thu mua phế liệu vẫn văng vẳng ở đầu đường, cuối phố.
Chị Nguyễn Thị Tám, quê ở Nam Định chuyên thu mua phế liệu ở khu vực phố Thanh Nhàn, cho biết tranh thủ lúc cận Tết, nhiều người thu mua phế liệu còn bận bịu trở về quê chuẩn bị cho ngày Tết và ngày ông Công ông Táo thì chị ở lại làm việc vì biết ngày này các gia đình đang tập trung dọn dẹp.
“Làm cả năm không bằng mấy ngày gần Tết. Mỗi ngày như thế này chị cũng có lãi từ 300.000-500.000 đồng. Đến gần Tết cũng góp được khoản kha khá để chuẩn bị cho con đóng học vào dịp sau Tết” - chị Tám bày tỏ.
Chị Nguyễn Thị Tính, quê Bắc Ninh ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề thu mua phế liệu đã gần 10 năm nay cho biết, những ngày cận Tết là chị lại tất bật đạp xe khắp các phố và ngõ ngách để tìm mua giấy báo, nhựa, đồng, nhôm, sắt vụn...
Giá sắt thép phế liệu hiện nay chị mua khoảng 4.000-8.000 đồng/kg, kim loại đồng từ 80.000-130.000 đồng/kg, giấy khoảng 3.000 đồng/kg, nhựa từ 6.000-10.000 đồng/kg...
Nếu như ngày thường, nhiều khi chị phải ra các bãi phế liệu để tìm thêm nhưng những ngày gần đây, lượng phế liệu chị Tính thu mua được nhiều hơn từ hai đến ba lần, chỉ hết buổi sáng là chị đã xếp đầy 30-40 kg phế liệu các loại.
Thời điểm này, các gia chủ bán phế liệu thường không mấy quan tâm đến giá cả mà chỉ quan tâm đến làm sao dọn dẹp được đống đồ cũ, hỏng trong nhà nên dịp các chị có thể trả giá rẻ hơn so với ngày thường mà họ vẫn vui vẻ bán.
Vì vậy, mỗi chuyến đi như vậy chị cũng lãi hơn 100.000 nghìn đồng, tính ra mỗi kilogram phế liệu chị sẽ lãi từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg tùy từng loại.
Ngoài thu mua phế liệu đơn thuần, thời điểm cuối năm nghề thu mua phế liệu thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng cũng “ăn nên làm ra.”
Anh Nguyễn Văn Đạt, quê Thái Bình cho hay những người làm nghề “nhặt rác” như anh chủ yếu là lao động từ những vùng quê nghèo ra Hà Nội để mưu sinh. Nghề này đỡ vất vả mà thu nhập cao hơn thu mua phế liệu thông thường, chỉ cần biết giá và hiểu biết một chút là sẽ mua được giá hời.
Anh mua lại những thiết bị điện tử để về sửa chữa, bảo dưỡng và tân trang lại hoặc tách riêng từng bộ phận ra để bán.
Có lần anh mua cả máy giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, quạt, màn hình tivi... với giá chỉ 500.000 đồng nhưng sau khi sửa chữa, tân trang lại đã bán được vài triệu đồng.
Khách hàng đến với cửa hàng anh thường là những sinh viên và những người có thu nhập thấp vì giá thiết bị sau khi sửa chữa, tân trang được bán với giá thấp hơn nhiều so với thiết bị tương tự ngoài thị trường.
Mặc dù làm nghề thu mua, tái chế phế liệu tuy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng không ít người chọn nghề này để mưu sinh vì yêu cầu công việc không cao.
Từ khâu thu mua, phân loại, vệ sinh phế liệu giấy, phế liệu nhựa trước khi tái chế đến bốc vác, đóng gói, phân loại phế liệu cứng như tôn, sắt, thép phế liệu thì phụ nữ, thanh niên, người có tuổi đều có thể tham gia.
Cũng do yêu cầu công việc không cao nên máy móc, kỹ thuật tại các cơ sở tái chế cũ kỹ, lạc hậu, các công đoạn phân loại và tái chế phế liệu được thực hiện theo cách thủ công.
Vì vậy, khi thường xuyên phải tiếp xúc với những phế liệu độc hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc mắc các chứng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mắt, da liễu, rối loạn các chức năng tiêu hóa là điều không thể tránh khỏi với những người làm nghề thu mua phế liệu.
Cho dù chưa có con số thống kê về người bị bệnh “nghề nghiệp” bởi nghề “nhặt rác” nhưng đối với những người buộc phải làm nghề này thì vấn đề họ quan tâm hơn cả vẫn là có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống hàng ngày./.
Chuẩn bị đón Tết, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình chị Ngô Ngọc Mai ở quận Hai Bà Trưng lại tất bật dọn dẹp đồ đạc và lau dọn nhà cửa.
Những đống giấy, nhựa, sắt thép phế liệu hay các thiết bị điện trong gia đình đã cũ, hỏng, không sử dụng đến được chị xếp vào một góc để chờ bán.
Theo chị Mai, làm như vậy, vừa sạch sẽ, gọn gàng, lại có thêm một khoản nho nhỏ dù không đáng bao nhiêu nhưng cũng bớt công dọn dẹp. Một mớ rất nhiều thứ gồm lò vi sóng, quạt sưởi và nhiều thứ phế liệu khác chị bán được 150.000 đồng.
Nhiều người cho rằng chị bán giá đó quá rẻ nhưng đối với chị quan trọng hơn là nhà cửa được gọn gàng, lại có người đến tận nhà thu mua không mất công vận chuyển nên chị không mấy quan tâm đến giá cả.
Mặc dù đã sát Tết, nhưng tiếng rao của những người thu mua phế liệu vẫn văng vẳng ở đầu đường, cuối phố.
Chị Nguyễn Thị Tám, quê ở Nam Định chuyên thu mua phế liệu ở khu vực phố Thanh Nhàn, cho biết tranh thủ lúc cận Tết, nhiều người thu mua phế liệu còn bận bịu trở về quê chuẩn bị cho ngày Tết và ngày ông Công ông Táo thì chị ở lại làm việc vì biết ngày này các gia đình đang tập trung dọn dẹp.
“Làm cả năm không bằng mấy ngày gần Tết. Mỗi ngày như thế này chị cũng có lãi từ 300.000-500.000 đồng. Đến gần Tết cũng góp được khoản kha khá để chuẩn bị cho con đóng học vào dịp sau Tết” - chị Tám bày tỏ.
Chị Nguyễn Thị Tính, quê Bắc Ninh ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề thu mua phế liệu đã gần 10 năm nay cho biết, những ngày cận Tết là chị lại tất bật đạp xe khắp các phố và ngõ ngách để tìm mua giấy báo, nhựa, đồng, nhôm, sắt vụn...
Giá sắt thép phế liệu hiện nay chị mua khoảng 4.000-8.000 đồng/kg, kim loại đồng từ 80.000-130.000 đồng/kg, giấy khoảng 3.000 đồng/kg, nhựa từ 6.000-10.000 đồng/kg...
Nếu như ngày thường, nhiều khi chị phải ra các bãi phế liệu để tìm thêm nhưng những ngày gần đây, lượng phế liệu chị Tính thu mua được nhiều hơn từ hai đến ba lần, chỉ hết buổi sáng là chị đã xếp đầy 30-40 kg phế liệu các loại.
Thời điểm này, các gia chủ bán phế liệu thường không mấy quan tâm đến giá cả mà chỉ quan tâm đến làm sao dọn dẹp được đống đồ cũ, hỏng trong nhà nên dịp các chị có thể trả giá rẻ hơn so với ngày thường mà họ vẫn vui vẻ bán.
Vì vậy, mỗi chuyến đi như vậy chị cũng lãi hơn 100.000 nghìn đồng, tính ra mỗi kilogram phế liệu chị sẽ lãi từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg tùy từng loại.
Ngoài thu mua phế liệu đơn thuần, thời điểm cuối năm nghề thu mua phế liệu thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng cũng “ăn nên làm ra.”
Anh Nguyễn Văn Đạt, quê Thái Bình cho hay những người làm nghề “nhặt rác” như anh chủ yếu là lao động từ những vùng quê nghèo ra Hà Nội để mưu sinh. Nghề này đỡ vất vả mà thu nhập cao hơn thu mua phế liệu thông thường, chỉ cần biết giá và hiểu biết một chút là sẽ mua được giá hời.
Anh mua lại những thiết bị điện tử để về sửa chữa, bảo dưỡng và tân trang lại hoặc tách riêng từng bộ phận ra để bán.
Có lần anh mua cả máy giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, quạt, màn hình tivi... với giá chỉ 500.000 đồng nhưng sau khi sửa chữa, tân trang lại đã bán được vài triệu đồng.
Khách hàng đến với cửa hàng anh thường là những sinh viên và những người có thu nhập thấp vì giá thiết bị sau khi sửa chữa, tân trang được bán với giá thấp hơn nhiều so với thiết bị tương tự ngoài thị trường.
Mặc dù làm nghề thu mua, tái chế phế liệu tuy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng không ít người chọn nghề này để mưu sinh vì yêu cầu công việc không cao.
Từ khâu thu mua, phân loại, vệ sinh phế liệu giấy, phế liệu nhựa trước khi tái chế đến bốc vác, đóng gói, phân loại phế liệu cứng như tôn, sắt, thép phế liệu thì phụ nữ, thanh niên, người có tuổi đều có thể tham gia.
Cũng do yêu cầu công việc không cao nên máy móc, kỹ thuật tại các cơ sở tái chế cũ kỹ, lạc hậu, các công đoạn phân loại và tái chế phế liệu được thực hiện theo cách thủ công.
Vì vậy, khi thường xuyên phải tiếp xúc với những phế liệu độc hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc mắc các chứng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mắt, da liễu, rối loạn các chức năng tiêu hóa là điều không thể tránh khỏi với những người làm nghề thu mua phế liệu.
Cho dù chưa có con số thống kê về người bị bệnh “nghề nghiệp” bởi nghề “nhặt rác” nhưng đối với những người buộc phải làm nghề này thì vấn đề họ quan tâm hơn cả vẫn là có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống hàng ngày./.
Việt Trung (TTXVN)