Ngày 18/2 tại tỉnh Điện Biên, Hội đồng Nghệ thuật Công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn 1 đã tổ chức nghiệm thu phần mỹ thuật của công trình tượng đài này.
Tại Lễ nghiệm thu, Hội đồng nghệ thuật Công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ thống nhất đánh giá việc thi công hoàn thiện tượng đài cơ bản đảm bảo loại bỏ sạch được những tạp chất trên thân tượng; Kết nối liền khối giữa 12 thớt theo đúng thiết kế và quy trình dựng tượng; Toàn bộ bề mặt tượng đồng được gia công nguội đã khắc phục, loại bỏ những mảng có khuyết tật trước đây, trả lại cho tượng những đường nét mỹ thuật theo đúng mẫu đã duyệt; Bề mặt tượng đồng được xử lý lấy lại đúng nguyên mẫu màu truyền thống mắt cua nên có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng đáng chú ý là bằng việc xử dụng công nghệ cao vào hoàn thiện, đơn vị thi công đã hạn chế tối đa việc nước từ ngoài thấm vào trong và rò rỉ từ trong ra ngoài trên thân tượng đài. Trước đây, do chưa xử lý nên nước đã thấm qua những vết nứt tạo thành vệt đồng oxy hóa trên bề mặt tượng gây phảm cảm cho khách tham quan du lịch khi đến đến đây.
Theo ông Đào Ngọc Lượng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Điện Biên Phủ, ngoài các yếu tố mỹ thuật được đánh giá ở trên thì theo kết quả quan trắc trong ba năm qua cho thấy: tượng đài không bị lún, không bị dịch chuyển và biến dạng. Những sai số ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ đều nằm trong giới hạn cho phép.
Để Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tương xứng với tầm vóc và giá trị lịch sử của nó, tại buổi lễ nghiệm thu, nhiều thành viên Hội đồng Nghệ thuật đề xuất, trong thời gian tới tỉnh Điện Biên cần tập trung đầu tư hoàn thiện hơn nữa tổng quan của tượng đài như quy hoạch bồn hoa, trồng thêm cây cảnh, lát đá hoa cương bệ tượng... Cùng với đó, tỉnh Điện Biên cũng cần quan tâm và thực hiện đúng quy trình bảo trì, bảo dưỡng tượng đồng để tượng có tính bền vững và có giá trị thẫm mỹ cao.
Việc triển khai công tác hoàn thiện Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn 1 được bắt đầu từ tháng 8/2009 với sự chủ trì của Ban Quản lý Dự án Di tích Điện Biên Phủ phối hợp cùng Công ty Mỹ Thuật Trung ương. Đơn vị trực tiếp thi công thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đoàn Kết (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, nằm trên đồi D1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được đưa vào khánh thành để kịp Chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2004). Tuy nhiên, sau đó khi đơn vị thi công chưa kịp thực hiện các quy trình hoàn thiện để bàn giao theo quy định thì xẩy ra việc cơ quan chức năng tiến hành khởi tố vụ án liên quan đến nhiều đối tượng trong việc xây dựng tượng đài này.
Vì vậy, trong nhiều năm liên tục Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ không được hoàn thiện, không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định nên bị thấm nước, ôxy hóa nhiều điểm trên bề mặt gây phản cảm trong lòng du khách khi đến đây. Cũng do những nguyên nhân này nên dư luận và một số cơ quan chức năng cho rằng đồng dùng đúc tượng đài là đồng phế liệu kém chất lượng.
Tuy nhiên, mới đây, thông tin từ Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an kết luận, đồng đúc Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ có chất lượng tốt với hàm lượng trung bình gần 87%, trong khi trên thực tế nhiều tượng bằng đồng khác ở nước ta như Tượng đồng Quang Trung (đặt tại Quy Nhơn), tượng Bác Hồ (đặt bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) chỉ được đúc với hàm lượng đồng khoảng 80 hoặc 85%./.
Tại Lễ nghiệm thu, Hội đồng nghệ thuật Công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ thống nhất đánh giá việc thi công hoàn thiện tượng đài cơ bản đảm bảo loại bỏ sạch được những tạp chất trên thân tượng; Kết nối liền khối giữa 12 thớt theo đúng thiết kế và quy trình dựng tượng; Toàn bộ bề mặt tượng đồng được gia công nguội đã khắc phục, loại bỏ những mảng có khuyết tật trước đây, trả lại cho tượng những đường nét mỹ thuật theo đúng mẫu đã duyệt; Bề mặt tượng đồng được xử lý lấy lại đúng nguyên mẫu màu truyền thống mắt cua nên có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng đáng chú ý là bằng việc xử dụng công nghệ cao vào hoàn thiện, đơn vị thi công đã hạn chế tối đa việc nước từ ngoài thấm vào trong và rò rỉ từ trong ra ngoài trên thân tượng đài. Trước đây, do chưa xử lý nên nước đã thấm qua những vết nứt tạo thành vệt đồng oxy hóa trên bề mặt tượng gây phảm cảm cho khách tham quan du lịch khi đến đến đây.
Theo ông Đào Ngọc Lượng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Điện Biên Phủ, ngoài các yếu tố mỹ thuật được đánh giá ở trên thì theo kết quả quan trắc trong ba năm qua cho thấy: tượng đài không bị lún, không bị dịch chuyển và biến dạng. Những sai số ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ đều nằm trong giới hạn cho phép.
Để Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tương xứng với tầm vóc và giá trị lịch sử của nó, tại buổi lễ nghiệm thu, nhiều thành viên Hội đồng Nghệ thuật đề xuất, trong thời gian tới tỉnh Điện Biên cần tập trung đầu tư hoàn thiện hơn nữa tổng quan của tượng đài như quy hoạch bồn hoa, trồng thêm cây cảnh, lát đá hoa cương bệ tượng... Cùng với đó, tỉnh Điện Biên cũng cần quan tâm và thực hiện đúng quy trình bảo trì, bảo dưỡng tượng đồng để tượng có tính bền vững và có giá trị thẫm mỹ cao.
Việc triển khai công tác hoàn thiện Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn 1 được bắt đầu từ tháng 8/2009 với sự chủ trì của Ban Quản lý Dự án Di tích Điện Biên Phủ phối hợp cùng Công ty Mỹ Thuật Trung ương. Đơn vị trực tiếp thi công thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đoàn Kết (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, nằm trên đồi D1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên được đưa vào khánh thành để kịp Chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2004). Tuy nhiên, sau đó khi đơn vị thi công chưa kịp thực hiện các quy trình hoàn thiện để bàn giao theo quy định thì xẩy ra việc cơ quan chức năng tiến hành khởi tố vụ án liên quan đến nhiều đối tượng trong việc xây dựng tượng đài này.
Vì vậy, trong nhiều năm liên tục Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ không được hoàn thiện, không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định nên bị thấm nước, ôxy hóa nhiều điểm trên bề mặt gây phản cảm trong lòng du khách khi đến đây. Cũng do những nguyên nhân này nên dư luận và một số cơ quan chức năng cho rằng đồng dùng đúc tượng đài là đồng phế liệu kém chất lượng.
Tuy nhiên, mới đây, thông tin từ Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an kết luận, đồng đúc Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ có chất lượng tốt với hàm lượng trung bình gần 87%, trong khi trên thực tế nhiều tượng bằng đồng khác ở nước ta như Tượng đồng Quang Trung (đặt tại Quy Nhơn), tượng Bác Hồ (đặt bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) chỉ được đúc với hàm lượng đồng khoảng 80 hoặc 85%./.
Mạnh Thành (Vietnam+)