Nghiên cứu mới: Mẹ mắc COVID-19 không truyền virus sang con qua sữa

Nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) chứng minh cho các khuyến nghị từ các tổ chức y tế cho rằng mẹ nên tiếp tục cho con bú sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và tiêm phòng.
Nghiên cứu mới: Mẹ mắc COVID-19 không truyền virus sang con qua sữa ảnh 1Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Bogota, Colombia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) công bố trên tạp chí Pediatric Research ngày 18/1, người mẹ mắc COVID-19 không lây truyền virus sang con qua sữa cho con bú.

Nghiên cứu này đã được giới chuyên môn kiểm chứng, qua đó củng cố một số ít nghiên cứu ở quy mô hẹp trước đó và chứng minh cho các khuyến nghị từ các tổ chức y tế cho rằng mẹ nên tiếp tục cho con bú sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và tiêm phòng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ mắc COVID-19 có chất di truyền từ virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ.

[COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người lớn tuổi]

Cụ thể, qua phân tích mẫu phẩm từ 110 bà mẹ mắc COVID-19, tỷ lệ có chất di truyền của virus trong sữa mẹ ở những người có xét nghiệm dương tính hoặc có triệu chứng bệnh chỉ ở mức 6%, trong khi tỷ lệ này ở những người chỉ có xét nghiệm dương tính là 9%.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh “không có bằng chứng nào” cho thấy sữa mẹ chứa virus gây bệnh hoặc chất di truyền cho phép virus sinh sôi, đồng thời nêu rõ họ không nuôi cấy được virus từ các mẫu phẩm này và chất di truyền chỉ “xuất hiện thoáng qua.”

Người dẫn đầu nghiên cứu trên, Paul Krogstad cho biết cũng “không có bằng chứng lâm sàng nào” cho thấy trẻ nhiễm virus khi bú sữa của mẹ mắc COVID-19, qua đó nhà nghiên cứu này cho rằng cho trẻ bú sữa mẹ mắc COVID-19 có lẽ không gây nguy hiểm.

Đây là nghiên cứu quy mô lớn nhất về vấn đề này cho đến nay và cung cấp bằng chứng quan trọng chứng minh cho một số các nghiên cứu nhỏ hơn với các phát hiện tương tự, đồng thời củng cố cho hướng dẫn của các tổ chức y tế như Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mẹ tiếp tục cho con bú trong thời kỳ dịch bệnh này.

Theo WHO, mẹ mắc COVID-19 có thể cho con bú nếu muốn, nhưng cần thận trọng tránh lây bệnh cho con bằng cách thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang trong lúc cho con bú, rửa tay sạch trước và sau khi bế trẻ và thường xuyên vệ sinh các bề mặt mà họ chạm vào.

Một số loại vaccine có thể truyền virus sang trẻ bú mẹ, như các vaccine phòng bệnh sốt vàng da và đậu mùa vốn bào chế dựa trên virus sống.

CDC Mỹ nêu rõ các vaccine ngừa COVID-19 được lưu hành rộng rãi hiện nay không sử dụng công nghệ này, đồng thời khẳng định vaccine không xuất hiện trong sữa mẹ.

Kháng thể từ mẹ được truyền qua sữa cho con khi bú, phần nào giúp trẻ tăng đề kháng đối với virus./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.