Trong khuôn khổ chuyến công du châu Á, ngày 9/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thủ đô Ulan Bator bắt đầu chuyến thăm Mông Cổ - quốc gia nằm giữa Trung Quốc và Liên bang Nga.
Bà Clinton có kế hoạch tiếp kiến Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj và phát biểu tại Diễn đàn Quốc tế về vai trò lãnh đạo của phụ nữ...
Hồi tháng 8/2011, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trở thành nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Mông Cổ kể từ năm 2005. Chuyến thăm của ông Biden diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Elbegdorj tuyên bố sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tham gia ngành năng lượng đang phát triển mạnh mẽ của nước này. Mặc dù vẫn theo đuổi một chính sách đối ngoại khá thận trọng, nhưng thời gian gần đây, Mông Cổ đã tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ.
Năm 2011, Tập đoàn khai khoáng Peabody Energy của Mỹ cho biết đã được lựa chọn tham gia phát triển mỏ than Tavan Tolgoi ở sa mạc Gôbi (Gobi). Đây là một trong những mỏ than lớn nhất thế giới với trữ lượng lên đến 6,4 tỷ tấn.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mông Cổ đạt mức 17,3% năm 2011 nhờ sự bùng nổ của ngành khai khoáng. Nhiều tập đoàn khai khoáng lớn của thế giới đã "đổ bộ" tới nước này để khai thác nguồn tài nguyên đồng đỏ, than đá và vàng mà tổng trị giá ước tính lên đến hơn 1.000 tỷ USD.
[Ngoại trưởng Clinton có chuyến thăm lịch sử tới Lào]
Cựu Đại sứ Mỹ tại Mông Cổ Alphonse La Porta cho rằng chuyến thăm chớp nhoáng của bà Clinton diễn ra đúng vào thời điểm quan trọng của Mông Cổ, khi các đảng phái nỗ lực thành lập chính phủ liên minh. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hôm 28/6 vừa qua cho thấy đảng Dân chủ Mông Cổ (MDP) đối lập đã vượt qua đảng Nhân dân Mông Cổ (MPP) cầm quyền để giành số phiếu bầu cao nhất, nhưng vẫn không đủ đa số cần thiết để đứng ra lập chính phủ. Tổng thống Elbegdorj đã kêu gọi tất cả các chính đảng nhanh chóng đạt được thỏa thuận để thành lập liên minh cầm quyền./.
Bà Clinton có kế hoạch tiếp kiến Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj và phát biểu tại Diễn đàn Quốc tế về vai trò lãnh đạo của phụ nữ...
Hồi tháng 8/2011, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trở thành nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Mông Cổ kể từ năm 2005. Chuyến thăm của ông Biden diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Elbegdorj tuyên bố sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tham gia ngành năng lượng đang phát triển mạnh mẽ của nước này. Mặc dù vẫn theo đuổi một chính sách đối ngoại khá thận trọng, nhưng thời gian gần đây, Mông Cổ đã tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ.
Năm 2011, Tập đoàn khai khoáng Peabody Energy của Mỹ cho biết đã được lựa chọn tham gia phát triển mỏ than Tavan Tolgoi ở sa mạc Gôbi (Gobi). Đây là một trong những mỏ than lớn nhất thế giới với trữ lượng lên đến 6,4 tỷ tấn.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mông Cổ đạt mức 17,3% năm 2011 nhờ sự bùng nổ của ngành khai khoáng. Nhiều tập đoàn khai khoáng lớn của thế giới đã "đổ bộ" tới nước này để khai thác nguồn tài nguyên đồng đỏ, than đá và vàng mà tổng trị giá ước tính lên đến hơn 1.000 tỷ USD.
[Ngoại trưởng Clinton có chuyến thăm lịch sử tới Lào]
Cựu Đại sứ Mỹ tại Mông Cổ Alphonse La Porta cho rằng chuyến thăm chớp nhoáng của bà Clinton diễn ra đúng vào thời điểm quan trọng của Mông Cổ, khi các đảng phái nỗ lực thành lập chính phủ liên minh. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hôm 28/6 vừa qua cho thấy đảng Dân chủ Mông Cổ (MDP) đối lập đã vượt qua đảng Nhân dân Mông Cổ (MPP) cầm quyền để giành số phiếu bầu cao nhất, nhưng vẫn không đủ đa số cần thiết để đứng ra lập chính phủ. Tổng thống Elbegdorj đã kêu gọi tất cả các chính đảng nhanh chóng đạt được thỏa thuận để thành lập liên minh cầm quyền./.
(TTXVN)