Theo Tổng vụ trưởng chế biến và tiếp thị các sản phẩm thủy sản, thuộc Bộ Biển và Ngư ngiệp Indonesia, Saut Hutagalung, số lượng các công ty ngọc trai của nước này đã giảm tới 64%, từ 86 xuống còn 27 công ty hiện nay, do không trụ được trước sức ép cạnh tranh gay gắt của ngọc trai nước ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Saut Hutagalung cho biết nhiều công ty ngọc trai địa phương đã buộc phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh được với ngọc trai nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rất rẻ. Hơn nữa, giá ngọc trai của nước này trên thị trường thế giới đang thấp hơn nhiều so với sản phẩm tương ứng của các nước sản xuất ngọc trai khác, chẳng hạn như Australia.
Bộ trưởng Bộ Biển và Ngư nghiệp Indonesia Sharif C. Sutardjo nói rằng để bảo vệ các nhà sản xuất ngọc trai trong nước, bộ này sẽ ban hành quy định về kiểm soát chất lượng ngọc trai nhập khẩu, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay, bởi phần lớn ngọc trai nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI), trong đó ngọc trai nước ngọt từ Trung Quốc nhập vào Indonesia nhiều nhất ở West Nusa Tenggara và Bali.
Hiện Indonesia là nước sản xuất ngọc trai Biển Nam (South Sea) lớn thứ 8 thế giới lớn. Các vùng Biển Nam - nằm giữa bờ biển phía bắc của Australia và bờ biển Nam Trung Quốc - là nơi có số lượng lớn loài trai Pinctada maxima, có đường kính tới 12 inch nên ngọc trai của chúng lớn hơn nhiều so với của các loài trai khác.
Các trung tâm ngọc trai Pinctada maxima Biển Nam nổi tiếng của Indonesia là Tenggara, North Sulawesi, Southeast Sulawesi, Central Sulawesi, Maluku, North Maluku và Papua, với các sản phẩm có độ bóng và màu sắc tự nhiên độc đáo rất được ưa chuộng trên các thị trường thế giới.
Ngọc trai Pinctada maxima, với kích thước lớn, trung bình khoảng 12-13 mm hơn, cũng vì vậy mà có giá đắt hơn nhiều so với ngọc trai của các loài trai khác, chưa kể loài trai này có thể nuôi thương mại. Ngọc trai của Indonesia có đến 27 màu sắc khác nhau, được xuất khẩu cho các nhà sản xuất đồ trang sức ở nước ngoài, trong đó có New York (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản), Geneve và Zurich (Thụy Sĩ), và Milan (Italy).
Theo Vụ trưởng phát triển sản phẩm Bộ Biển và Ngư nghiệp Indonesia, Maman Hermawan, 27 doanh nghiệp ngọc trai của Indonesia đang hoạt động hiện nay có quy mô từ vừa đến lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông đất nước, sử dụng trên 8.000 lao động và để hỗ trợ sản xuất, chính phủ đã thành lập một trung tâm trai giống ở Karangasem, Bali, để đảm bảo chất lượng ngọc trai Indonesia.
Năm 2010, Indonesia sản xuất được 5,7 tấn ngọc trai, trong đó khoảng 95% xuất khẩu sang Hong Kong, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản, đem lại doanh thu 30 triệu USD. Năm 2011, riêng ngọc trai Biển Nam Indonesia đã sản lượng 6.300 kg, chiếm 53% tổng sản lượng 12.000 kg ngọc trai Biển Nam thế giới.
Theo UN Comtrade data (2012), tổng giá trị thương mại ngọc trai của Indonesia năm 2011 đạt 31,8 triệu USD, trong tổng giá trị thương mại ngọc trai toàn cầu 1,5 tỷ USD trong cùng năm./.
Ông Saut Hutagalung cho biết nhiều công ty ngọc trai địa phương đã buộc phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh được với ngọc trai nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rất rẻ. Hơn nữa, giá ngọc trai của nước này trên thị trường thế giới đang thấp hơn nhiều so với sản phẩm tương ứng của các nước sản xuất ngọc trai khác, chẳng hạn như Australia.
Bộ trưởng Bộ Biển và Ngư nghiệp Indonesia Sharif C. Sutardjo nói rằng để bảo vệ các nhà sản xuất ngọc trai trong nước, bộ này sẽ ban hành quy định về kiểm soát chất lượng ngọc trai nhập khẩu, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay, bởi phần lớn ngọc trai nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI), trong đó ngọc trai nước ngọt từ Trung Quốc nhập vào Indonesia nhiều nhất ở West Nusa Tenggara và Bali.
Hiện Indonesia là nước sản xuất ngọc trai Biển Nam (South Sea) lớn thứ 8 thế giới lớn. Các vùng Biển Nam - nằm giữa bờ biển phía bắc của Australia và bờ biển Nam Trung Quốc - là nơi có số lượng lớn loài trai Pinctada maxima, có đường kính tới 12 inch nên ngọc trai của chúng lớn hơn nhiều so với của các loài trai khác.
Các trung tâm ngọc trai Pinctada maxima Biển Nam nổi tiếng của Indonesia là Tenggara, North Sulawesi, Southeast Sulawesi, Central Sulawesi, Maluku, North Maluku và Papua, với các sản phẩm có độ bóng và màu sắc tự nhiên độc đáo rất được ưa chuộng trên các thị trường thế giới.
Ngọc trai Pinctada maxima, với kích thước lớn, trung bình khoảng 12-13 mm hơn, cũng vì vậy mà có giá đắt hơn nhiều so với ngọc trai của các loài trai khác, chưa kể loài trai này có thể nuôi thương mại. Ngọc trai của Indonesia có đến 27 màu sắc khác nhau, được xuất khẩu cho các nhà sản xuất đồ trang sức ở nước ngoài, trong đó có New York (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản), Geneve và Zurich (Thụy Sĩ), và Milan (Italy).
Theo Vụ trưởng phát triển sản phẩm Bộ Biển và Ngư nghiệp Indonesia, Maman Hermawan, 27 doanh nghiệp ngọc trai của Indonesia đang hoạt động hiện nay có quy mô từ vừa đến lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông đất nước, sử dụng trên 8.000 lao động và để hỗ trợ sản xuất, chính phủ đã thành lập một trung tâm trai giống ở Karangasem, Bali, để đảm bảo chất lượng ngọc trai Indonesia.
Năm 2010, Indonesia sản xuất được 5,7 tấn ngọc trai, trong đó khoảng 95% xuất khẩu sang Hong Kong, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản, đem lại doanh thu 30 triệu USD. Năm 2011, riêng ngọc trai Biển Nam Indonesia đã sản lượng 6.300 kg, chiếm 53% tổng sản lượng 12.000 kg ngọc trai Biển Nam thế giới.
Theo UN Comtrade data (2012), tổng giá trị thương mại ngọc trai của Indonesia năm 2011 đạt 31,8 triệu USD, trong tổng giá trị thương mại ngọc trai toàn cầu 1,5 tỷ USD trong cùng năm./.
Việt Tú (TTXVN)