Ông Trần Chí Viễn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết từ đầu năm đến nay, ngư dân trong tỉnh đã đóng mới hơn 140 tàu cá đánh bắt xa bờ, bình quân đầu tư 2 tỷ đồng/tàu.
Hiện nay, nhiều ngư dân trong tỉnh tiếp tục đóng mới tàu cá, cho thấy nghề khai thác biển ở Kiên Giang trên đà phát triển dù thực tế lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy hải sản còn không ít khó khăn.
Phần lớn số tàu cá đóng mới có công suất từ 100 CV đến 1.100 CV, với trang thiết bị hàng hải hiện đại, máy định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc... phục vụ tốt hoạt động khai thác trên ngư trường, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vươn ra đánh bắt xa bờ.
Hầu hết những ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá bằng nguồn vốn tự có của gia đình kết hợp với vốn vay ngân hàng. Một số hộ ngư dân cùng lúc đóng mới 2-3 phương tiện trị giá năm, bảy tỷ đồng.
Tỉnh Kiên Giang hiện có đoàn tàu cá hơn 12.000 chiếc, với tổng công suất gần 1,5 triệu CV, trong đó trên 11.800 tàu khai thác đánh bắt và 252 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.
Hiện nay, ngư dân Kiên Giang gặp nhiều khó khăn, bất lợi như: nguồn lợi tôm, cá suy giảm, giá nhiên liệu, vật tư hàng hóa, ngư lưới cụ tăng cao, giá bán sản phẩm thấp, chi phí cho một chuyến biển khá lớn, thiếu vốn hoạt động… nên hoạt động khai thác, nhất là đánh bắt xa bờ của tỉnh chậm hồi phục, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, lợi thế của lĩnh vực ngành nghề này.
Để bám biển, khai thác dài ngày trên ngư trường và trụ vững với nghề, hầu hết ngư dân Kiên Giang tham gia tổ đoàn kết, tổ liên kết hợp tác sản xuất vừa giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm, vừa hỗ trợ nhau trên ngư trường khi gặp những tình huống bất lợi, hoạn nạn.
Cụ thể là khi phát hiện đàn cá họ thông báo cho nhau, liên kết lại đánh bắt; mua sắm dự phòng những thiết bị máy móc cần thiết để sửa chữa ngay trên ngư trường khi một tàu cá nào đó bị hư hỏng; ứng cứu và đối phó khi xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão tố trên biển.
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở ngư dân trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn tàu cá theo quy định; thực hiện lắp đặt máy định vị vệ tinh cho các tổ, nhóm phương tiện khai thác thủy sản xa bờ; triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão theo phương châm “4 tại chỗ” thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác biển và dịch vụ khai thác hải sản trên những vùng biển xa./.
Hiện nay, nhiều ngư dân trong tỉnh tiếp tục đóng mới tàu cá, cho thấy nghề khai thác biển ở Kiên Giang trên đà phát triển dù thực tế lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy hải sản còn không ít khó khăn.
Phần lớn số tàu cá đóng mới có công suất từ 100 CV đến 1.100 CV, với trang thiết bị hàng hải hiện đại, máy định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc... phục vụ tốt hoạt động khai thác trên ngư trường, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vươn ra đánh bắt xa bờ.
Hầu hết những ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá bằng nguồn vốn tự có của gia đình kết hợp với vốn vay ngân hàng. Một số hộ ngư dân cùng lúc đóng mới 2-3 phương tiện trị giá năm, bảy tỷ đồng.
Tỉnh Kiên Giang hiện có đoàn tàu cá hơn 12.000 chiếc, với tổng công suất gần 1,5 triệu CV, trong đó trên 11.800 tàu khai thác đánh bắt và 252 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.
Hiện nay, ngư dân Kiên Giang gặp nhiều khó khăn, bất lợi như: nguồn lợi tôm, cá suy giảm, giá nhiên liệu, vật tư hàng hóa, ngư lưới cụ tăng cao, giá bán sản phẩm thấp, chi phí cho một chuyến biển khá lớn, thiếu vốn hoạt động… nên hoạt động khai thác, nhất là đánh bắt xa bờ của tỉnh chậm hồi phục, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, lợi thế của lĩnh vực ngành nghề này.
Để bám biển, khai thác dài ngày trên ngư trường và trụ vững với nghề, hầu hết ngư dân Kiên Giang tham gia tổ đoàn kết, tổ liên kết hợp tác sản xuất vừa giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm, vừa hỗ trợ nhau trên ngư trường khi gặp những tình huống bất lợi, hoạn nạn.
Cụ thể là khi phát hiện đàn cá họ thông báo cho nhau, liên kết lại đánh bắt; mua sắm dự phòng những thiết bị máy móc cần thiết để sửa chữa ngay trên ngư trường khi một tàu cá nào đó bị hư hỏng; ứng cứu và đối phó khi xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão tố trên biển.
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở ngư dân trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn tàu cá theo quy định; thực hiện lắp đặt máy định vị vệ tinh cho các tổ, nhóm phương tiện khai thác thủy sản xa bờ; triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão theo phương châm “4 tại chỗ” thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác biển và dịch vụ khai thác hải sản trên những vùng biển xa./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)