Với những nỗ lực trong 15 năm tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Thượng tá Trần Hữu Lưu, Đội trưởng Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 (Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị) đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Lễ đón nhận danh hiệu cao quý này đã được Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị tổ chức, ngày 21/12.
Thượng tá Trần Hữu Lưu sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi mảnh đất chịu nhiều đau thương mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tháng 2/1982, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Trần Hữu Lưu tình nguyện lên đường nhập ngũ. Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào sư đoàn 968, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào.
Những năm tháng sống trên đất bạn, anh đã cùng với đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cũng trong thời gian công tác tại đây, anh đã bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và chất độc này đã khiến cho 2 con của anh bị di chứng, tàn tật suốt đời.
Năm 1995, Trần Hữu Lưu về nhận công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị. Tháng 10/1996, anh được điều động về công tác tại Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584, trên cương vị đội phó, sau đó được bổ nhiệm Đội trưởng.
Trần Hữu Lưu tâm sự, trở lại chiến trường xưa không phải là những người cầm súng làm nhiệm vụ quốc tế, mà là cùng đồng đội lội suối, băng rừng, vượt ngàn gian khó, nguy hiểm để tìm đồng đội. Đây vừa là trách nhiệm, cũng vừa là nhiệm vụ của Đảng, quân đội giao phó.
Nhiệm vụ khảo sát, quy tập hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào là hết sức khó khăn, phức tạp và nặng nề. Chiến tranh đã lùi xa, cùng với sự tác động của thiên nhiên nên việc tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ gặp nhiều khó khăn. Rừng của nước bạn Lào mênh mông, địa bàn tỉnh Xa Vẳn Na Khệt chủ yếu là rừng rậm chen lẫn rừng tre, nứa. Các phần mộ liệt sĩ còn lại chủ yếu nằm ở những địa bàn hiểm trở, xa khu dân cư.
Những người trực tiếp mai táng, chôn cất liệt sĩ nay đã già yếu, thậm chí nhiều người đã mất, nên việc tìm kiếm đối chiếu thông tin hết sức khó khăn. Thời tiết, khí hậu trên đất bạn Lào rất khắc nghiệt, mùa kho nắng cháy da cháy thịt, khe suối cạn kiệt nước; mùa mưa, mưa triền miên, xối xả nước ngập chia cắt địa hình. Nhiều khi anh lương thực cạn kiệt, anh cùng đồng đội động viên nhau đi đào củ, lấy rau rừng ăn tạm để chờ nước rút rồi tìm đường về bổ sung thêm thực phẩm.
Khó khăn là vậy, nhưng với trách triệm của một người cán bộ, đảng viên, Trần Hữu Lưu đã cùng với cấp uỷ, chi bộ bàn bạc thống nhất tìm ra biện pháp lãnh đạo phù hợp, lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khảo sát, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ về nước; đồng thời phối hợp với các địa phương trong tỉnh làm tốt việc khảo sát, quy tập trên địa bàn.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, anh đã vận động cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác dân vận xây dựng mối đoàn kết keo sơn gắn bó giữa hai tỉnh, hai dân tộc Việt-Lào anh em trong điều kiện mới.
“Khó khăn gian khổ rồi cũng qua đi, chỉ có nỗi buồn đè nặng trong đêm trường khi chưa tìm thấy đồng đội. Do vậy mỗi lần tìm thấy mộ liệt sĩ là tôi như đón những người thân trở về và niềm vui được nhân lên trong khi mộ có thông tin về liệt sĩ,” Thượng tá Trần Hữu Lưu tâm sự.
Trong 15 năm tham gia quy tập hài cốt liệt sĩ, Trần Hữu Lưu đã cùng với đồng đội khảo sát, quy tập được 2.168 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 217 hài cốt có tên và quê quán, 210 hài cốt có tên. Anh cũng tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh, tìm đến những khu vực trọng điểm đánh phá trong những năm chiến tranh như khu vực rừng núi Hướng Hóa, Đakrông, Hải Lăng, Gio Linh... để khảo sát, quy tập, đặc biệt là quy tập các mộ tập thể.
Kết quả anh đã phối hợp quy tập được 521 hài cốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quy tập trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc quy tập, Trần Hữu Lưu còn tích cực phối hợp với Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Quóc gia Đường 9 chăm sóc chu đáo các phần mộ liệt sĩ ở nghĩa trang.
Thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Trị cho biết, trong cuộc sống đời thường, Thượng tá Trần Hữu Lưu luôn có đạo đức trong sáng, có tình yêu thương đồng chí, đồng đội, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng. Mặc dù có những lúc thật sự khó khăn, nhưng bản thân anh vẫn giữ vững được tấm lòng, khí tiết của người quân nhân cách mạng, không dao động trước mọi tình huống và hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Trong những năm gần đây, mặc dù sức khỏe giảm sút và bệnh tật, nhưng Trần Hữu Lưu vẫn vừa điều trị, vừa thực hiện nhiềm vụ quy tập và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị được giao.
Với những thành tích của bản thân, liên tục từ năm 2000, Trần Hữu Lưu được công nhận Chiến sĩ thi đua, 9 lần được tặng bằng khen, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng hai huân chương Chiến công hạng nhất, một Huân chương Quân công hạng Ba và được nước bạn Lào tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì./.
Lễ đón nhận danh hiệu cao quý này đã được Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị tổ chức, ngày 21/12.
Thượng tá Trần Hữu Lưu sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi mảnh đất chịu nhiều đau thương mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tháng 2/1982, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Trần Hữu Lưu tình nguyện lên đường nhập ngũ. Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào sư đoàn 968, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào.
Những năm tháng sống trên đất bạn, anh đã cùng với đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cũng trong thời gian công tác tại đây, anh đã bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và chất độc này đã khiến cho 2 con của anh bị di chứng, tàn tật suốt đời.
Năm 1995, Trần Hữu Lưu về nhận công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị. Tháng 10/1996, anh được điều động về công tác tại Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584, trên cương vị đội phó, sau đó được bổ nhiệm Đội trưởng.
Trần Hữu Lưu tâm sự, trở lại chiến trường xưa không phải là những người cầm súng làm nhiệm vụ quốc tế, mà là cùng đồng đội lội suối, băng rừng, vượt ngàn gian khó, nguy hiểm để tìm đồng đội. Đây vừa là trách nhiệm, cũng vừa là nhiệm vụ của Đảng, quân đội giao phó.
Nhiệm vụ khảo sát, quy tập hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào là hết sức khó khăn, phức tạp và nặng nề. Chiến tranh đã lùi xa, cùng với sự tác động của thiên nhiên nên việc tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ gặp nhiều khó khăn. Rừng của nước bạn Lào mênh mông, địa bàn tỉnh Xa Vẳn Na Khệt chủ yếu là rừng rậm chen lẫn rừng tre, nứa. Các phần mộ liệt sĩ còn lại chủ yếu nằm ở những địa bàn hiểm trở, xa khu dân cư.
Những người trực tiếp mai táng, chôn cất liệt sĩ nay đã già yếu, thậm chí nhiều người đã mất, nên việc tìm kiếm đối chiếu thông tin hết sức khó khăn. Thời tiết, khí hậu trên đất bạn Lào rất khắc nghiệt, mùa kho nắng cháy da cháy thịt, khe suối cạn kiệt nước; mùa mưa, mưa triền miên, xối xả nước ngập chia cắt địa hình. Nhiều khi anh lương thực cạn kiệt, anh cùng đồng đội động viên nhau đi đào củ, lấy rau rừng ăn tạm để chờ nước rút rồi tìm đường về bổ sung thêm thực phẩm.
Khó khăn là vậy, nhưng với trách triệm của một người cán bộ, đảng viên, Trần Hữu Lưu đã cùng với cấp uỷ, chi bộ bàn bạc thống nhất tìm ra biện pháp lãnh đạo phù hợp, lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khảo sát, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ về nước; đồng thời phối hợp với các địa phương trong tỉnh làm tốt việc khảo sát, quy tập trên địa bàn.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, anh đã vận động cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác dân vận xây dựng mối đoàn kết keo sơn gắn bó giữa hai tỉnh, hai dân tộc Việt-Lào anh em trong điều kiện mới.
“Khó khăn gian khổ rồi cũng qua đi, chỉ có nỗi buồn đè nặng trong đêm trường khi chưa tìm thấy đồng đội. Do vậy mỗi lần tìm thấy mộ liệt sĩ là tôi như đón những người thân trở về và niềm vui được nhân lên trong khi mộ có thông tin về liệt sĩ,” Thượng tá Trần Hữu Lưu tâm sự.
Trong 15 năm tham gia quy tập hài cốt liệt sĩ, Trần Hữu Lưu đã cùng với đồng đội khảo sát, quy tập được 2.168 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 217 hài cốt có tên và quê quán, 210 hài cốt có tên. Anh cũng tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh, tìm đến những khu vực trọng điểm đánh phá trong những năm chiến tranh như khu vực rừng núi Hướng Hóa, Đakrông, Hải Lăng, Gio Linh... để khảo sát, quy tập, đặc biệt là quy tập các mộ tập thể.
Kết quả anh đã phối hợp quy tập được 521 hài cốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quy tập trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc quy tập, Trần Hữu Lưu còn tích cực phối hợp với Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Quóc gia Đường 9 chăm sóc chu đáo các phần mộ liệt sĩ ở nghĩa trang.
Thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Quảng Trị cho biết, trong cuộc sống đời thường, Thượng tá Trần Hữu Lưu luôn có đạo đức trong sáng, có tình yêu thương đồng chí, đồng đội, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng. Mặc dù có những lúc thật sự khó khăn, nhưng bản thân anh vẫn giữ vững được tấm lòng, khí tiết của người quân nhân cách mạng, không dao động trước mọi tình huống và hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Trong những năm gần đây, mặc dù sức khỏe giảm sút và bệnh tật, nhưng Trần Hữu Lưu vẫn vừa điều trị, vừa thực hiện nhiềm vụ quy tập và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị được giao.
Với những thành tích của bản thân, liên tục từ năm 2000, Trần Hữu Lưu được công nhận Chiến sĩ thi đua, 9 lần được tặng bằng khen, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng hai huân chương Chiến công hạng nhất, một Huân chương Quân công hạng Ba và được nước bạn Lào tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì./.
Dương Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)