Len Aldis, Chủ tịch Hội hữu nghị Anh-Việt, một người bạn lâu năm của người dân Việt Nam, luôn dành tình cảm sẻ chia sâu sắc với nỗi đau khổ của các nạn nhân da cam.
Ông khẳng định: “Hoa Kỳ phải thừa nhận trách nhiệm và bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Đó là nghĩa vụ đạo đức. Sớm hay muộn điều đó phải được thực hiện.”
Ngoài 80 tuổi nhưng ông Len Aldis vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và thường xuyên đến Việt Nam để tìm cách giúp đỡ các nạn nhân da cam.
Ông cho rằng ở Việt Nam có gần 4 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Chính phủ Việt Nam cũng đã hết sức chăm lo cho các nạn nhân nhưng có quá nhiều người cần giúp đỡ, Việt Nam không thể làm điều đó một mình, mà cần sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Ông Len Aldis và bạn bè của ông giúp đỡ các nạn nhân rất chân thành và nhiệt tình trong hơn 20 năm qua. Ông gặp gỡ các nạn nhân da cam, đưa ra nhiều sáng kiến gây quỹ ủng hộ các nạn nhân, quyên góp giúp nạn nhân thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, tổ chức triển lãm, đi bộ.
Tại Anh, quê hương ông, ông tổ chức nhiều chiến dịch vận động người dân tẩy chay hàng hóa của công ty hóa chất Hoa Kỳ đã sản xuất chất diệt cỏ chứa chất độc da cam.
Với cuộc đấu tranh giành công lý cho các nạn nhân da cam Việt Nam, ông nói: “Xin đừng ngần ngại quy tội cho những người phải chịu trách nhiệm về tội ác mà đến 50 năm sau vẫn đang giết hại người dân Việt Nam và để lại thương tật nặng nề cho hàng triệu người khác. Với tư cách, nghĩa vụ của một người bạn lâu năm, tôi bày tỏ quan tâm về việc 50 năm qua rồi mà các nạn nhân Việt Nam, gia đình họ vẫn bị từ chối quyền công lý mặc dù bạn bè quốc tế, trong đó có nhiều nghị sỹ Hoa Kỳ, ủng hộ song vụ kiện vẫn bị Tòa án tối cao Hoa Kỳ từ chối."
Tại Hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam lần thứ 2, ông đã khẳng khái nêu ra 7 đề xuất về cách thức mang lại công lý cho các nạn nhân, trong đó ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tẩy chay và cấm vận các sản phẩm của Công ty hóa chất Monsanto (Hoa Kỳ); gửi thư cho Chủ tịch Monsanto, ông Hugh Grant để đòi bồi thường; gửi thư với các đòi hỏi tương tự với các văn phòng của Monsanto ở mỗi nước…
Ông Len Aldis chính là người khởi xướng việc kêu gọi cộng đồng yêu chuộng hòa bình, nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới ký tên trực tuyến trên mạng Internet nhằm ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành công lý. Rất tiếc là trang web ký tên online đó đã bị tin tặc đánh sập khi đạt đến con số hơn 1 triệu chữ ký trên mạng.
Hiện nay, ông Len Aldis đã khởi động lại việc thu thập chữ ký online ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trên website của Hội Hữu nghị Anh-Việt./.
Ông khẳng định: “Hoa Kỳ phải thừa nhận trách nhiệm và bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Đó là nghĩa vụ đạo đức. Sớm hay muộn điều đó phải được thực hiện.”
Ngoài 80 tuổi nhưng ông Len Aldis vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và thường xuyên đến Việt Nam để tìm cách giúp đỡ các nạn nhân da cam.
Ông cho rằng ở Việt Nam có gần 4 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Chính phủ Việt Nam cũng đã hết sức chăm lo cho các nạn nhân nhưng có quá nhiều người cần giúp đỡ, Việt Nam không thể làm điều đó một mình, mà cần sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Ông Len Aldis và bạn bè của ông giúp đỡ các nạn nhân rất chân thành và nhiệt tình trong hơn 20 năm qua. Ông gặp gỡ các nạn nhân da cam, đưa ra nhiều sáng kiến gây quỹ ủng hộ các nạn nhân, quyên góp giúp nạn nhân thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, tổ chức triển lãm, đi bộ.
Tại Anh, quê hương ông, ông tổ chức nhiều chiến dịch vận động người dân tẩy chay hàng hóa của công ty hóa chất Hoa Kỳ đã sản xuất chất diệt cỏ chứa chất độc da cam.
Với cuộc đấu tranh giành công lý cho các nạn nhân da cam Việt Nam, ông nói: “Xin đừng ngần ngại quy tội cho những người phải chịu trách nhiệm về tội ác mà đến 50 năm sau vẫn đang giết hại người dân Việt Nam và để lại thương tật nặng nề cho hàng triệu người khác. Với tư cách, nghĩa vụ của một người bạn lâu năm, tôi bày tỏ quan tâm về việc 50 năm qua rồi mà các nạn nhân Việt Nam, gia đình họ vẫn bị từ chối quyền công lý mặc dù bạn bè quốc tế, trong đó có nhiều nghị sỹ Hoa Kỳ, ủng hộ song vụ kiện vẫn bị Tòa án tối cao Hoa Kỳ từ chối."
Tại Hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam lần thứ 2, ông đã khẳng khái nêu ra 7 đề xuất về cách thức mang lại công lý cho các nạn nhân, trong đó ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tẩy chay và cấm vận các sản phẩm của Công ty hóa chất Monsanto (Hoa Kỳ); gửi thư cho Chủ tịch Monsanto, ông Hugh Grant để đòi bồi thường; gửi thư với các đòi hỏi tương tự với các văn phòng của Monsanto ở mỗi nước…
Ông Len Aldis chính là người khởi xướng việc kêu gọi cộng đồng yêu chuộng hòa bình, nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới ký tên trực tuyến trên mạng Internet nhằm ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành công lý. Rất tiếc là trang web ký tên online đó đã bị tin tặc đánh sập khi đạt đến con số hơn 1 triệu chữ ký trên mạng.
Hiện nay, ông Len Aldis đã khởi động lại việc thu thập chữ ký online ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trên website của Hội Hữu nghị Anh-Việt./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)