Ông đã từng làm lính thông tin ở Trường Sa trong những năm tháng khó khăn nhất, là thương binh hạng 2/4 và mất 61% sức khỏe.
Ngẫm lại phần đời đã qua, ông thấy có hai điều tâm đắc nhất. Đó là được đến và góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Và khi trở về đời thường, tự mình vượt qua thương tật để vươn lên, hỗ trợ đồng đội; dạy nghề, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật, cơ nhỡ, không nơi nương tựa.
Người thương binh ấy là Nguyễn Văn Dũng, 48 tuổi, ở tổ 14, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1987, ở tuổi 22, anh Nguyễn Văn Dũng lần đầu tiên xa nhà để vào quân ngũ. Đơn vị anh đóng quân và rèn luyện tại vùng 4 Hải quân. Với thành tích học tập xuất sắc, cùng niềm khát khao được đến vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc; mùa xuân năm 1988, anh Dũng lần đầu ra Trường Sa.
“Nhiệm vụ đầu tiên ở Trường Sa lúc bấy giờ là canh giữ, xem nước ngọt như máu. Trừ ngày mưa, còn lại những ngày khác thì phải dùng nước ngọt theo khẩu phần để tiết kiệm tối đa. Nước ngọt khan hiếm cũng khiến cho trồng trọt, chăn nuôi gần như không thể. Vì thế mà lương khô, đồ hộp trở thành món ăn chính và khi đã dần quen với cuộc sống biển đảo thì có thêm cá biển cải thiện bữa ăn” - ông Dũng cho biết.
Ngày ấy, Trường Sa chưa “gần” như bây giờ khi những chuyến tàu từ đất liền ra và ngược lại, mỗi năm chỉ có hai lần. Và đó cũng là số lần thông tin từ Trường Sa về được với gia đình, người thân qua bức thư viết tay.
Nhưng có khó, có khổ mấy, người lính thông tin vẫn luôn dũng cảm, nhanh chóng, chính xác, an toàn, bí mật và kịp thời. Ông tâm sự: "Một hôm trời đã khuya, đến ca trực thì cột ăngten thu, phát sóng cao 10m bị bên ngoài phá hoại gây mất tín hiệu. Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, ông trèo lên cột ăngten để nối lại dây nhằm đảm bảo thông tin thông suốt. Khi vừa hoàn thành nhiệm vụ thì ông bị thương. Vết thương quá nặng khiến ông phải quay trở lại đất liền để chữa trị trong sáu tháng."
Song di chứng mà vết thương để lại khiến đôi chân ông không thể đi lại nhanh nhẹn được. Đơn vị tạo điều kiện cho ông làm việc trong đất liền, nhưng “làm người lính thông tin cần thiết nhất là bộ não chứ không phải đôi chân” - ông nói. Lý do đó đã thuyết phục lãnh đạo đồng ý cho ông trở lại Trường Sa. Hai lần sau cũng vậy, ông tiếp tục tình nguyện ra Trường Sa công tác.
Tuy sức khỏe của ông ngày một yếu đi, nhưng Trường Sa lúc bấy giờ rất cần lính thông tin. Mình cũng đang còn trẻ, nếu nghỉ ngơi, kiến thức học được sẽ mai một thì uổng phí. Cứ vậy, ông khoác trên mình bộ áo lính thông tin cho đến năm 1993 thì xuất ngũ.
Hành trình làm “việc thiện” của ông Dũng bắt đầu từ ý thức tự vươn lên. “Khi xuất ngũ đang còn thanh niên, phải phấn đấu tự bước đi, tự chăm sóc, tự nuôi mình và không được ăn bám vào ai” - không giây phút nào ông không dặn lòng mình như vậy.
Suốt ba năm, ông không ngừng luyện tập; mồ hôi, nước mắt và máu đã rơi xuống để ông tự đứng dậy đi cùng chiếc nạng gỗ. Và ông bắt đầu cuộc sống tự lập bằng việc ngày phụ làm quán ăn, tối đi học.
Theo ông, làm gì cũng cần có kiến thức nên ông đi học các lớp vi tính, quản trị, kế toán, quản lý và cả đầu bếp. Vào lúc này đã ở tuổi 48, ông Dũng vẫn đang là “sinh viên” ngành quản lý nhân lực của một trung tâm đào tạo từ xa.
Dành dụm được ít vốn và tích lũy được thêm kiến thức, ông mở nhà hàng rồi thành lập doanh nghiệp vào năm 2004. Nha Trang là đất du lịch, nhờ vậy doanh nghiệp ông ngày càng ăn nên làm ra, mỗi năm đạt doanh thu bình quân 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho 30 lao động chủ yếu là người khuyết tật, cơ nhỡ với mức lương 2,3 triệu đồng/người/tháng.
Gần 10 năm qua, đã có hàng trăm người cơ nhỡ, khuyết tật... được ông tạo việc làm, giúp đỡ để có cuộc sống tự lập. Anh Phùng Xuân Thu bị khuyết tật bẩm sinh được ông Dũng dạy nghề, tạo việc làm có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Anh Thu cho biết trước đây, chưa bao giờ dám nghĩ được làm quản lý tại một doanh nghiệp và có mức thu nhập cao đến thế.
Ngoài ra, ông Dũng cũng đã cưu mang, dạy nghề, tạo việc làm cho hàng trăm người có hoàn cảnh khó khăn tại chính doanh nghiệp mà ông làm chủ.
Trên con đường vươn lên lập nghiệp, ông cũng không quên giúp đỡ đồng đội và cộng đồng. Từ đầu năm 2013 đến nay, ông đã quyên góp được 3 tấn gạo, 650 suất quà tặng người nghèo; hỗ trợ quỹ khuyến học, quỹ dành cho nạn nhân chất độc da cam; thăm hỏi và tặng hơn 40 triệu đồng cho gia đình cựu chiến binh Trường Sa ở trong và ngoài tỉnh...
Ông Từ Quang Kiên - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Hòa cho biết những người lính Trường Sa năm xưa, nay vẫn giữ được tinh thần tương trợ, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dũng là một điển hình.
Ông Dũng dành riêng một khoảng không gian giữa ngôi nhà để lưu giữ những kỷ vật được trao tặng. Trong số 20 bằng khen, giấy khen ông còn lưu giữ, có gần nửa của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng như: “Cựu chiến binh xuất sắc” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam khen tặng; cựu chiến binh vượt khó vươn lên học tập; xuất sắc trong lao động sản xuất; giúp nhau giảm nghèo…./.
Ngẫm lại phần đời đã qua, ông thấy có hai điều tâm đắc nhất. Đó là được đến và góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Và khi trở về đời thường, tự mình vượt qua thương tật để vươn lên, hỗ trợ đồng đội; dạy nghề, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật, cơ nhỡ, không nơi nương tựa.
Người thương binh ấy là Nguyễn Văn Dũng, 48 tuổi, ở tổ 14, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1987, ở tuổi 22, anh Nguyễn Văn Dũng lần đầu tiên xa nhà để vào quân ngũ. Đơn vị anh đóng quân và rèn luyện tại vùng 4 Hải quân. Với thành tích học tập xuất sắc, cùng niềm khát khao được đến vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc; mùa xuân năm 1988, anh Dũng lần đầu ra Trường Sa.
“Nhiệm vụ đầu tiên ở Trường Sa lúc bấy giờ là canh giữ, xem nước ngọt như máu. Trừ ngày mưa, còn lại những ngày khác thì phải dùng nước ngọt theo khẩu phần để tiết kiệm tối đa. Nước ngọt khan hiếm cũng khiến cho trồng trọt, chăn nuôi gần như không thể. Vì thế mà lương khô, đồ hộp trở thành món ăn chính và khi đã dần quen với cuộc sống biển đảo thì có thêm cá biển cải thiện bữa ăn” - ông Dũng cho biết.
Ngày ấy, Trường Sa chưa “gần” như bây giờ khi những chuyến tàu từ đất liền ra và ngược lại, mỗi năm chỉ có hai lần. Và đó cũng là số lần thông tin từ Trường Sa về được với gia đình, người thân qua bức thư viết tay.
Nhưng có khó, có khổ mấy, người lính thông tin vẫn luôn dũng cảm, nhanh chóng, chính xác, an toàn, bí mật và kịp thời. Ông tâm sự: "Một hôm trời đã khuya, đến ca trực thì cột ăngten thu, phát sóng cao 10m bị bên ngoài phá hoại gây mất tín hiệu. Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, ông trèo lên cột ăngten để nối lại dây nhằm đảm bảo thông tin thông suốt. Khi vừa hoàn thành nhiệm vụ thì ông bị thương. Vết thương quá nặng khiến ông phải quay trở lại đất liền để chữa trị trong sáu tháng."
Song di chứng mà vết thương để lại khiến đôi chân ông không thể đi lại nhanh nhẹn được. Đơn vị tạo điều kiện cho ông làm việc trong đất liền, nhưng “làm người lính thông tin cần thiết nhất là bộ não chứ không phải đôi chân” - ông nói. Lý do đó đã thuyết phục lãnh đạo đồng ý cho ông trở lại Trường Sa. Hai lần sau cũng vậy, ông tiếp tục tình nguyện ra Trường Sa công tác.
Tuy sức khỏe của ông ngày một yếu đi, nhưng Trường Sa lúc bấy giờ rất cần lính thông tin. Mình cũng đang còn trẻ, nếu nghỉ ngơi, kiến thức học được sẽ mai một thì uổng phí. Cứ vậy, ông khoác trên mình bộ áo lính thông tin cho đến năm 1993 thì xuất ngũ.
Hành trình làm “việc thiện” của ông Dũng bắt đầu từ ý thức tự vươn lên. “Khi xuất ngũ đang còn thanh niên, phải phấn đấu tự bước đi, tự chăm sóc, tự nuôi mình và không được ăn bám vào ai” - không giây phút nào ông không dặn lòng mình như vậy.
Suốt ba năm, ông không ngừng luyện tập; mồ hôi, nước mắt và máu đã rơi xuống để ông tự đứng dậy đi cùng chiếc nạng gỗ. Và ông bắt đầu cuộc sống tự lập bằng việc ngày phụ làm quán ăn, tối đi học.
Theo ông, làm gì cũng cần có kiến thức nên ông đi học các lớp vi tính, quản trị, kế toán, quản lý và cả đầu bếp. Vào lúc này đã ở tuổi 48, ông Dũng vẫn đang là “sinh viên” ngành quản lý nhân lực của một trung tâm đào tạo từ xa.
Dành dụm được ít vốn và tích lũy được thêm kiến thức, ông mở nhà hàng rồi thành lập doanh nghiệp vào năm 2004. Nha Trang là đất du lịch, nhờ vậy doanh nghiệp ông ngày càng ăn nên làm ra, mỗi năm đạt doanh thu bình quân 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho 30 lao động chủ yếu là người khuyết tật, cơ nhỡ với mức lương 2,3 triệu đồng/người/tháng.
Gần 10 năm qua, đã có hàng trăm người cơ nhỡ, khuyết tật... được ông tạo việc làm, giúp đỡ để có cuộc sống tự lập. Anh Phùng Xuân Thu bị khuyết tật bẩm sinh được ông Dũng dạy nghề, tạo việc làm có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Anh Thu cho biết trước đây, chưa bao giờ dám nghĩ được làm quản lý tại một doanh nghiệp và có mức thu nhập cao đến thế.
Ngoài ra, ông Dũng cũng đã cưu mang, dạy nghề, tạo việc làm cho hàng trăm người có hoàn cảnh khó khăn tại chính doanh nghiệp mà ông làm chủ.
Trên con đường vươn lên lập nghiệp, ông cũng không quên giúp đỡ đồng đội và cộng đồng. Từ đầu năm 2013 đến nay, ông đã quyên góp được 3 tấn gạo, 650 suất quà tặng người nghèo; hỗ trợ quỹ khuyến học, quỹ dành cho nạn nhân chất độc da cam; thăm hỏi và tặng hơn 40 triệu đồng cho gia đình cựu chiến binh Trường Sa ở trong và ngoài tỉnh...
Ông Từ Quang Kiên - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Hòa cho biết những người lính Trường Sa năm xưa, nay vẫn giữ được tinh thần tương trợ, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dũng là một điển hình.
Ông Dũng dành riêng một khoảng không gian giữa ngôi nhà để lưu giữ những kỷ vật được trao tặng. Trong số 20 bằng khen, giấy khen ông còn lưu giữ, có gần nửa của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng như: “Cựu chiến binh xuất sắc” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam khen tặng; cựu chiến binh vượt khó vươn lên học tập; xuất sắc trong lao động sản xuất; giúp nhau giảm nghèo…./.
Nguyên Lý (TTXVN)