Tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra tình trạng các đơn vị tập thể, hộ đồng bào các dân tộc khai thác nước ngầm quá mức, tùy tiện lấy nước tưới càphê làm cho nguồn tài nguyên nước ngầm ngày càng suy giảm nghiêm trọng, có nơi tụt từ 3 đến 5 mét so với mức trung bình nhiều năm.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 2.800 giếng khoan, giếng đào phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
Theo Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk, vào những tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), mỗi ngày, tỉnh khai thác trên 1.528.000 m3 nước ngầm, chủ yếu tập trung khai thác trong tầng chứa nước bazan, trong đó, phục vụ tưới nước cho cây càphê chiếm từ 90 đến 96% khối lượng nước ngầm khai thác.
Cũng theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh, với mức tưới trung bình từ 2.000 đến 2.500 m3 nước/ha/vụ thì khối lượng nước ngầm để phục vụ tưới cho cây càphê trong mùa khô lên đến cả hàng trăm triệu mét khối nước.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 190.000ha càphê thì đến mùa khô tưới bằng các công trình thủy lợi chỉ chiếm 23,1%; nguồn nước sông, suối 20,3%, còn lại 56,6% diện tích càphê tưới từ khai thác nguồn nước ngầm.
Người dân ở các địa phương trong tỉnh khai thác nguồn nước ngầm bằng nhiều hình thức: Lấy nước từ các mạch lộ tự nhiên, từ các giếng đào sâu từ 30 đến 50 mét, đào giếng sâu xuống 20 đến 30 mét kết hợp với khoan ngang bằng nhiều lỗ khoan. Có gia đình đào giếng đến độ sâu thích hợp rồi tiếp tục tổ chức khoan sâu xuống cả 100 mét để lấy nước tưới cho càphê. Ở Đắk Lắk phong trào khoan, đào giếng để lấy nước tưới càphê khá ồ ạt, ngoài tầm kiểm soát của các cấp chính quyền địa phương.
Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, lượng mưa ngày càng ít, mùa khô đến sớm, kéo dài, diện tích rừng thu hẹp, lớp che phủ bề mặt của đất giảm, trong khi đó lại ồ ạt tăng diện tích các loại cây cần nước tưới nên làm cho mực nước ngầm càng suy giảm.
Theo Viện Trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, tỉnh Đắk Lắk cần có quy hoạch sử dụng tài nguyên nước ngầm hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, nhất là có khuyến cáo, hạn chế việc sử dụng nước ngầm để tưới càphê không được quá giới hạn cho phép.
Tỉnh Đắk Lắk cũng cần kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi như hiện nay. Ngoài việc, sớm đầu tư xây dựng mới thêm các công trình thủy lợi, nhất là các công trình thủy lợi lớn và vừa, kiên cố hóa hệ thống kênh mương dẫn nước, tỉnh Đắk Lắk cần nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, bố trí các loại cây trồng phù hợp với khả năng cấp nước của từng công trình thủy lợi, chỉ ưu tiên khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho mục đích sinh hoạt trước mắt cũng như lâu dài./.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 2.800 giếng khoan, giếng đào phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
Theo Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk, vào những tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), mỗi ngày, tỉnh khai thác trên 1.528.000 m3 nước ngầm, chủ yếu tập trung khai thác trong tầng chứa nước bazan, trong đó, phục vụ tưới nước cho cây càphê chiếm từ 90 đến 96% khối lượng nước ngầm khai thác.
Cũng theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh, với mức tưới trung bình từ 2.000 đến 2.500 m3 nước/ha/vụ thì khối lượng nước ngầm để phục vụ tưới cho cây càphê trong mùa khô lên đến cả hàng trăm triệu mét khối nước.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 190.000ha càphê thì đến mùa khô tưới bằng các công trình thủy lợi chỉ chiếm 23,1%; nguồn nước sông, suối 20,3%, còn lại 56,6% diện tích càphê tưới từ khai thác nguồn nước ngầm.
Người dân ở các địa phương trong tỉnh khai thác nguồn nước ngầm bằng nhiều hình thức: Lấy nước từ các mạch lộ tự nhiên, từ các giếng đào sâu từ 30 đến 50 mét, đào giếng sâu xuống 20 đến 30 mét kết hợp với khoan ngang bằng nhiều lỗ khoan. Có gia đình đào giếng đến độ sâu thích hợp rồi tiếp tục tổ chức khoan sâu xuống cả 100 mét để lấy nước tưới cho càphê. Ở Đắk Lắk phong trào khoan, đào giếng để lấy nước tưới càphê khá ồ ạt, ngoài tầm kiểm soát của các cấp chính quyền địa phương.
Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, lượng mưa ngày càng ít, mùa khô đến sớm, kéo dài, diện tích rừng thu hẹp, lớp che phủ bề mặt của đất giảm, trong khi đó lại ồ ạt tăng diện tích các loại cây cần nước tưới nên làm cho mực nước ngầm càng suy giảm.
Theo Viện Trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, tỉnh Đắk Lắk cần có quy hoạch sử dụng tài nguyên nước ngầm hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, nhất là có khuyến cáo, hạn chế việc sử dụng nước ngầm để tưới càphê không được quá giới hạn cho phép.
Tỉnh Đắk Lắk cũng cần kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi như hiện nay. Ngoài việc, sớm đầu tư xây dựng mới thêm các công trình thủy lợi, nhất là các công trình thủy lợi lớn và vừa, kiên cố hóa hệ thống kênh mương dẫn nước, tỉnh Đắk Lắk cần nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, bố trí các loại cây trồng phù hợp với khả năng cấp nước của từng công trình thủy lợi, chỉ ưu tiên khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho mục đích sinh hoạt trước mắt cũng như lâu dài./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)