Sau khi đồng loạt đi lên trong phiên 19/7, chứng khoán châu Á phần lớn đã quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần 20/7, bất chấp việc Phố Wall vẫn tiếp tục đi lên ngày thứ ba liên tiếp trong phiên trước, do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau một phiên thị trường tăng mạnh.
Đóng cửa phiên 20/7, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt giảm điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite bị kéo xuống do sự mất giá của các cổ phiếu ngành bất động sản khi giới đầu tư Trung Quốc thất vọng trước việc chính phủ nước này tái khẳng định chính sách siết chặt đối với lĩnh vực này.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh đã yêu cầu các chính quyền địa phương thực thi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản, đồng thời siết lại các chính sách nới lỏng được đưa ra gần đây trong lĩnh vực này sau khi giá nhà hồi phục trở lại trong tháng 6 vừa qua.
Kết phiên, Shanghai Composite để mất 16,20 điểm (0,74%, bằng đúng giá trị tăng thêm trong phiên trước) xuống 2.168,64 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 125,68 điểm (1,43%) xuống 8.669,87 điểm (các cổ phiếu Nhật Bản phiên này vẫn chịu sức ép sau khi đồng yên mạnh lên so với cả đồng euro lẫn đồng bạc xanh); KOSPI của Hàn Quốc hầu như đi ngang, chỉ giảm nhẹ 0,03% xuống 1.822,93 điểm; S&P/ASX200 của Australia mất 7,6 điểm (0,18%) về 4.199,1 điểm.
Riêng hai thị trường là Hong Kong và Đài Loan lại đi ngược xu hướng chung của khu vực và vẫn giữ được đà tăng bất chấp động thái xả hàng chốt lời của các nhà đầu tư. Chỉ số Hang Seng tăng 81,75 điểm (0,42%) lên 19.640,80 điểm; trong khi Weighted của Đài Loan có thêm 16,11 điểm (0,23%) lên 7.164,68 điểm.
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối tuần 20/7 cũng đảo chiều đi xuống với cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm, bất chấp việc Quốc hội Đức ngày 19/7 đã thông qua gói hỗ trợ của châu Âu dành cho các ngân hàng Tây Ban Nha, nhằm ngăn chặn toàn bộ nền kinh tế nước này khỏi bị lún sâu vào khủng hoảng. Với động thái này của Đức, Tây Ban Nha hy vọng sẽ nhận được gói hỗ trợ đầu tiên trị giá 30 tỷ euro vào cuối tháng 7 này. Tuy nhiên, giới đầu tư không tỏ ra mấy phấn chấn trước thông tin trên do phần lớn đã trù liệu được diễn biến này.
Đêm trước (19/7), chứng khoán Mỹ vẫn duy trì được đà đi lên phiên thứ ba liên tiếp khi giới đầu tư bỏ qua những số liệu kinh tế kém cỏi gần đây để tập trung vào các báo cáo kết quả kinh doanh khả quan trong quý II của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đà tăng đã có phần chững lại khi các nhà giao dịch đón nhận thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho biết, trong tuần trước (kết thúc ngày 14/7), lượng người đang ký xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên 386.000 người, cao hơn gần 10% so với tuần trước nữa và cao hơn dự kiến của các chuyên gia (chỉ là 365.000 người). Ngoài ra, thị trường còn thất vọng về thông tin doanh số bán nhà đã qua sử dụng tại Mỹ trong tháng 6 đã sụt giảm 5,4% so với tháng 5, thay vì sự đoán là tăng lên.
Đóng cửa phiên 19/7, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 0,27% (34,66 điểm) lên 12.943,36 điểm; Nasdaq tiến thêm 0,79% (23,30 điểm) lên 2.965,90 điểm và S&P 500 nhích thêm 3,73 điểm (0,27%) lên 1.376,51 điểm.
Cùng ngày 19/7, chứng khoán châu Âu cũng đi lên phiên thứ hai liên tiếp nhờ hiệu ứng tích cực từ Phố Wall và hy vọng Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế do thị trường việc làm không mấy khởi sắc của nước này.
Chốt phiên 19/7, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng, với các mức tăng khá mạnh, trong đó FTSE 100 của Anh có thêm 0,50% lên 5.714,19 điểm; CAC 40 của Pháp bật 0,87% lên 3.263,64 điểm và DAX 30 của Đức "bốc" 1,11% lên 6.758,39 điểm./.
Đóng cửa phiên 20/7, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều đồng loạt giảm điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite bị kéo xuống do sự mất giá của các cổ phiếu ngành bất động sản khi giới đầu tư Trung Quốc thất vọng trước việc chính phủ nước này tái khẳng định chính sách siết chặt đối với lĩnh vực này.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh đã yêu cầu các chính quyền địa phương thực thi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản, đồng thời siết lại các chính sách nới lỏng được đưa ra gần đây trong lĩnh vực này sau khi giá nhà hồi phục trở lại trong tháng 6 vừa qua.
Kết phiên, Shanghai Composite để mất 16,20 điểm (0,74%, bằng đúng giá trị tăng thêm trong phiên trước) xuống 2.168,64 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 125,68 điểm (1,43%) xuống 8.669,87 điểm (các cổ phiếu Nhật Bản phiên này vẫn chịu sức ép sau khi đồng yên mạnh lên so với cả đồng euro lẫn đồng bạc xanh); KOSPI của Hàn Quốc hầu như đi ngang, chỉ giảm nhẹ 0,03% xuống 1.822,93 điểm; S&P/ASX200 của Australia mất 7,6 điểm (0,18%) về 4.199,1 điểm.
Riêng hai thị trường là Hong Kong và Đài Loan lại đi ngược xu hướng chung của khu vực và vẫn giữ được đà tăng bất chấp động thái xả hàng chốt lời của các nhà đầu tư. Chỉ số Hang Seng tăng 81,75 điểm (0,42%) lên 19.640,80 điểm; trong khi Weighted của Đài Loan có thêm 16,11 điểm (0,23%) lên 7.164,68 điểm.
Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cuối tuần 20/7 cũng đảo chiều đi xuống với cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm, bất chấp việc Quốc hội Đức ngày 19/7 đã thông qua gói hỗ trợ của châu Âu dành cho các ngân hàng Tây Ban Nha, nhằm ngăn chặn toàn bộ nền kinh tế nước này khỏi bị lún sâu vào khủng hoảng. Với động thái này của Đức, Tây Ban Nha hy vọng sẽ nhận được gói hỗ trợ đầu tiên trị giá 30 tỷ euro vào cuối tháng 7 này. Tuy nhiên, giới đầu tư không tỏ ra mấy phấn chấn trước thông tin trên do phần lớn đã trù liệu được diễn biến này.
Đêm trước (19/7), chứng khoán Mỹ vẫn duy trì được đà đi lên phiên thứ ba liên tiếp khi giới đầu tư bỏ qua những số liệu kinh tế kém cỏi gần đây để tập trung vào các báo cáo kết quả kinh doanh khả quan trong quý II của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đà tăng đã có phần chững lại khi các nhà giao dịch đón nhận thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho biết, trong tuần trước (kết thúc ngày 14/7), lượng người đang ký xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên 386.000 người, cao hơn gần 10% so với tuần trước nữa và cao hơn dự kiến của các chuyên gia (chỉ là 365.000 người). Ngoài ra, thị trường còn thất vọng về thông tin doanh số bán nhà đã qua sử dụng tại Mỹ trong tháng 6 đã sụt giảm 5,4% so với tháng 5, thay vì sự đoán là tăng lên.
Đóng cửa phiên 19/7, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 0,27% (34,66 điểm) lên 12.943,36 điểm; Nasdaq tiến thêm 0,79% (23,30 điểm) lên 2.965,90 điểm và S&P 500 nhích thêm 3,73 điểm (0,27%) lên 1.376,51 điểm.
Cùng ngày 19/7, chứng khoán châu Âu cũng đi lên phiên thứ hai liên tiếp nhờ hiệu ứng tích cực từ Phố Wall và hy vọng Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế do thị trường việc làm không mấy khởi sắc của nước này.
Chốt phiên 19/7, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng, với các mức tăng khá mạnh, trong đó FTSE 100 của Anh có thêm 0,50% lên 5.714,19 điểm; CAC 40 của Pháp bật 0,87% lên 3.263,64 điểm và DAX 30 của Đức "bốc" 1,11% lên 6.758,39 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)