Giá dầu giảm trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 30/11 trong bối cảnh các nhà đầu tư tranh thủ bán ra chốt lời sau đợt tăng giá vừa qua và thị trường vẫn còn lo ngại về triển vọng giải quyết vấn đề "vách đá tài khóa" ở Mỹ.
Hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa cần phải đạt được một thỏa thuận về cắt giảm thâm hụt ngân sách vào cuối năm nay, trong bối cảnh chính sách về tăng thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ tự động có hiệu lực vào ngày 1/1/2013 tới, nếu không có sự can thiệp nào từ Quốc hội Mỹ. Và nếu điều này xảy ra, nhiều khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi trở lại suy thoái.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để đi tới một sự đồng thuận mới chỉ đạt được rất ít tiến bộ so với những gì mà các chính trị gia của cả hai đảng cam kết, khi vào ngày 29/11, các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã phản đối đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama về kế hoạch tăng thuế mới trị giá 1,6 nghìn tỷ USD, và cho kế hoạch này là "kỳ quặc" và "vô lối."
Vào sáng 30/11 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 1/2013 giảm 31 xu xuống 87,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 30 xu xuống 110,46 USD/thùng. Đà giảm tiếp tục sang đến phiên chiều và đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 11, giá hai hợp đồng dầu này lần lượt để mất 36 xu và 29 xu xuống 87,71 USD/thùng và 110,47 USD/thùng.
Phiên trước (29/11) trên các thị trường Mỹ và châu Âu, giá hai hợp đồng dầu trên đã tăng khá mạnh do những phát biểu của một số chính trị gia hàng đầu tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ về khả năng đạt được đồng thuận giữa hai đảng về vấn đề "vách đá tài khóa" của nước Mỹ. Thêm vào đó, thị trường dầu mỏ còn nhận được hỗ trợ sau khi Bộ Thương mại Mỹ nâng dự báo tăng trưởng quý 3 của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nhà tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Đóng cửa phiên này, trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 1/2013 tăng 1,58 USD lên 88,07 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 1,25 USD lên 110,76 USD/thùng./.
Hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa cần phải đạt được một thỏa thuận về cắt giảm thâm hụt ngân sách vào cuối năm nay, trong bối cảnh chính sách về tăng thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ tự động có hiệu lực vào ngày 1/1/2013 tới, nếu không có sự can thiệp nào từ Quốc hội Mỹ. Và nếu điều này xảy ra, nhiều khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi trở lại suy thoái.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để đi tới một sự đồng thuận mới chỉ đạt được rất ít tiến bộ so với những gì mà các chính trị gia của cả hai đảng cam kết, khi vào ngày 29/11, các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã phản đối đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama về kế hoạch tăng thuế mới trị giá 1,6 nghìn tỷ USD, và cho kế hoạch này là "kỳ quặc" và "vô lối."
Vào sáng 30/11 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 1/2013 giảm 31 xu xuống 87,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 30 xu xuống 110,46 USD/thùng. Đà giảm tiếp tục sang đến phiên chiều và đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 11, giá hai hợp đồng dầu này lần lượt để mất 36 xu và 29 xu xuống 87,71 USD/thùng và 110,47 USD/thùng.
Phiên trước (29/11) trên các thị trường Mỹ và châu Âu, giá hai hợp đồng dầu trên đã tăng khá mạnh do những phát biểu của một số chính trị gia hàng đầu tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ về khả năng đạt được đồng thuận giữa hai đảng về vấn đề "vách đá tài khóa" của nước Mỹ. Thêm vào đó, thị trường dầu mỏ còn nhận được hỗ trợ sau khi Bộ Thương mại Mỹ nâng dự báo tăng trưởng quý 3 của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nhà tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Đóng cửa phiên này, trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 1/2013 tăng 1,58 USD lên 88,07 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 1,25 USD lên 110,76 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)