Sau khi trở thành tâm điểm trên thảm đỏ Oscar vào cuối tháng Hai, nam diễn viên hài người Anh Sacha Baron Cohen lại tiếp tục làm “dậy sóng” dư luận tại một sự kiện điện ảnh lớn khác nhằm quảng bá cho bộ phim mới “The Dictator” (Tên độc tài) của mình.
Lần này, điểm đến của Sacha là Liên hoan phim Cannes danh giá tại Pháp, và một lần nữa anh lại xuất hiện với tư cách nhà độc tài Aladeen - vai diễn của Sacha trong phim.
Bao vây “tên độc tài” Sacha là một đội cận vệ toàn những cô gái chân dài, mặc váy ngắn và “Aladeen” đã ra lệnh cho họ chĩa súng về phía báo giới, trong khi anh này dắt một… con lạc đà và tiến về một quán càphê.
Sự xuất hiện độc đáo trên đã thu hút sự chú ý của mọi người có mặt và toàn bộ báo giới, gây ra cảnh chen chúc. Các phóng viên đã ngay lập tức hỏi “tên độc tài” đến từ vùng Trung Đông xem ông nhận xét ra sao về tổng thống mới của Pháp Francois Hollande cùng bạo loạn tại Syria.
“Hollandaise ư? Vâng, tôi có ủng hộ chiến dịch của ông ấy bằng cách đóng góp 500.000 euro,” "nhà độc tài Aladeen" chia sẻ. Và khi AFP hỏi rằng liệu có phải chính ông đã gây ra sấm sét khiến máy bay của Hollande không thể tới Berlin như dự kiến vào ngày 15/5 hay không, “Aladeen” ngay lập tức từ chối: “Có sấm sét à? Không phải do tôi đâu nhé”.
Sau đó, Sacha đã gọi hai tách càphê, một cho anh và một cho chú lạc đà, song chú đã không chịu uống. Anh kết thúc buổi sáng bằng cách ra một cửa hàng Ralph Lauren mua một chiếc khăn quàng màu cam để khoác lên người, vốn đã rất sặc sỡ trước đó.
Tại lễ trao giải Oscar năm nay, ngôi sao của những phim “Ali G,” “Borat” hay “Bruno” cũng đã xuất hiện trong bộ dạng độc tài, tay cầm một bình tro mà theo anh là của “cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Il” trước khi rắc thứ bột bên trong lên người người dẫn chương trình Ryan Seacrest.
Baron Cohen từng một lần xuất hiện tại Cannes, đó là vào năm 2006 khi anh mặc một bộ ‘bikini cho nam” để quảng bá cho phim “Borat.”
Trong “The Dictator,” anh vào vai “một vị độc tài anh hùng dám xả thân để đảm bảo nền dân chủ sẽ không bao giờ xuất hiện tại đất nước yêu quý của mình.”
Nhân vật độc tài trên được dựa theo các nhà lãnh đạo quá cố Muammar Gaddafi và Saddam Hussein. Nội dung của phim xoay quanh nhân vật Aladeen, khi ông này xuất hiện tại New York để phát biểu trước Liên hợp quốc thì đã bị bắt cóc và sau này bị buộc phải làm việc tại một quầy thức ăn./.
Lần này, điểm đến của Sacha là Liên hoan phim Cannes danh giá tại Pháp, và một lần nữa anh lại xuất hiện với tư cách nhà độc tài Aladeen - vai diễn của Sacha trong phim.
Bao vây “tên độc tài” Sacha là một đội cận vệ toàn những cô gái chân dài, mặc váy ngắn và “Aladeen” đã ra lệnh cho họ chĩa súng về phía báo giới, trong khi anh này dắt một… con lạc đà và tiến về một quán càphê.
Sự xuất hiện độc đáo trên đã thu hút sự chú ý của mọi người có mặt và toàn bộ báo giới, gây ra cảnh chen chúc. Các phóng viên đã ngay lập tức hỏi “tên độc tài” đến từ vùng Trung Đông xem ông nhận xét ra sao về tổng thống mới của Pháp Francois Hollande cùng bạo loạn tại Syria.
“Hollandaise ư? Vâng, tôi có ủng hộ chiến dịch của ông ấy bằng cách đóng góp 500.000 euro,” "nhà độc tài Aladeen" chia sẻ. Và khi AFP hỏi rằng liệu có phải chính ông đã gây ra sấm sét khiến máy bay của Hollande không thể tới Berlin như dự kiến vào ngày 15/5 hay không, “Aladeen” ngay lập tức từ chối: “Có sấm sét à? Không phải do tôi đâu nhé”.
Sau đó, Sacha đã gọi hai tách càphê, một cho anh và một cho chú lạc đà, song chú đã không chịu uống. Anh kết thúc buổi sáng bằng cách ra một cửa hàng Ralph Lauren mua một chiếc khăn quàng màu cam để khoác lên người, vốn đã rất sặc sỡ trước đó.
Tại lễ trao giải Oscar năm nay, ngôi sao của những phim “Ali G,” “Borat” hay “Bruno” cũng đã xuất hiện trong bộ dạng độc tài, tay cầm một bình tro mà theo anh là của “cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Il” trước khi rắc thứ bột bên trong lên người người dẫn chương trình Ryan Seacrest.
Baron Cohen từng một lần xuất hiện tại Cannes, đó là vào năm 2006 khi anh mặc một bộ ‘bikini cho nam” để quảng bá cho phim “Borat.”
Trong “The Dictator,” anh vào vai “một vị độc tài anh hùng dám xả thân để đảm bảo nền dân chủ sẽ không bao giờ xuất hiện tại đất nước yêu quý của mình.”
Nhân vật độc tài trên được dựa theo các nhà lãnh đạo quá cố Muammar Gaddafi và Saddam Hussein. Nội dung của phim xoay quanh nhân vật Aladeen, khi ông này xuất hiện tại New York để phát biểu trước Liên hợp quốc thì đã bị bắt cóc và sau này bị buộc phải làm việc tại một quầy thức ăn./.
Quốc Thịnh (Vietnam+)