Theo nhận định của các chuyên gia Bộ Công Thương, nhập siêu tháng 11 đạt mức 1,3 tỷ USD, cao nhất trong vòng chín tháng qua và chỉ kém tháng 2 khoảng 30 triệu USD, nâng tổng mức nhập siêu 11 tháng qua lên 10,7 tỷ USD, bằng 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng trong lúc tỷ giá VND/USD và lạm phát đang ở mức cao, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài cần phải khắc phục trong tháng cuối năm.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 đạt 6,4 tỷ USD, tăng nhẹ 2,8% so với tháng 10. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 11 chỉ kém tháng 8 (kim ngạch 6,86 tỷ USD) nhưng cao hơn toàn bộ các tháng còn lại.
Nếu không tính nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm (tháng 8 xuất khẩu 774 triệu USD trong khi tháng 11 chỉ có 30 triệu USD) thì đây là tháng có mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm. Thông lệ, kim ngạch xuất, nhập khẩu sẽ tăng trong tháng cuối năm, tuy nhiên nhập siêu lớn hơn so với các tháng trước làm gia tăng áp lực lên cán cân thanh toán, tỷ giá và lạm phát.
Trong tổng số 26 nhóm hàng hóa xuất khẩu chỉ có dầu thô, sắn và sản phẩm giảm về kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại đều tăng khá cao, điển hình là cao su, hóa chất và sản phẩm, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây và cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng...
Đặc biệt đã có thêm hạt điều và xăng dầu lọt vào nhóm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đưa tổng số mặt hàng trong nhóm lên con số 16. Chất dẻo và sắt thép cũng đang mấp mé ngưỡng vào nhóm này.
Cùng với sự hỗ trợ của mặt hàng vàng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 11 đạt kim ngạch cao kỷ lục 7,7 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng 10, đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 ước đạt xấp xỉ 75 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ 2009.
Trong tổng số 32 mặt hàng nhập khẩu chính, có năm mặt hàng giảm về kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại đều tăng khá cao như lúa mỳ tăng 79,1%; bông tăng 71,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 51,4%; sợi dệt tăng 41,7%; sữa và sản phẩm tăng 40,7%; sản phẩm từ dầu mỏ tăng 40,5%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng tới 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng trong lúc tỷ giá VND/USD và lạm phát đang ở mức cao, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài cần phải khắc phục trong tháng cuối năm.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 đạt 6,4 tỷ USD, tăng nhẹ 2,8% so với tháng 10. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 11 chỉ kém tháng 8 (kim ngạch 6,86 tỷ USD) nhưng cao hơn toàn bộ các tháng còn lại.
Nếu không tính nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm (tháng 8 xuất khẩu 774 triệu USD trong khi tháng 11 chỉ có 30 triệu USD) thì đây là tháng có mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm. Thông lệ, kim ngạch xuất, nhập khẩu sẽ tăng trong tháng cuối năm, tuy nhiên nhập siêu lớn hơn so với các tháng trước làm gia tăng áp lực lên cán cân thanh toán, tỷ giá và lạm phát.
Trong tổng số 26 nhóm hàng hóa xuất khẩu chỉ có dầu thô, sắn và sản phẩm giảm về kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại đều tăng khá cao, điển hình là cao su, hóa chất và sản phẩm, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây và cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng...
Đặc biệt đã có thêm hạt điều và xăng dầu lọt vào nhóm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đưa tổng số mặt hàng trong nhóm lên con số 16. Chất dẻo và sắt thép cũng đang mấp mé ngưỡng vào nhóm này.
Cùng với sự hỗ trợ của mặt hàng vàng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 11 đạt kim ngạch cao kỷ lục 7,7 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng 10, đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 ước đạt xấp xỉ 75 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ 2009.
Trong tổng số 32 mặt hàng nhập khẩu chính, có năm mặt hàng giảm về kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại đều tăng khá cao như lúa mỳ tăng 79,1%; bông tăng 71,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 51,4%; sợi dệt tăng 41,7%; sữa và sản phẩm tăng 40,7%; sản phẩm từ dầu mỏ tăng 40,5%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng tới 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Uyên Hương (TTXVN/VIetnam+)