Nhật Bản cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống của Pfizer

Thuốc Paxlovid của Pfizer được dùng điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ đến trung bình từ 12 tuổi trở lên, có cân nặng tối thiểu 40kg và có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng dẫn đến phải nhập viện.
Nhật Bản cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống của Pfizer ảnh 1Thuốc điều trị COVID-19 của hãng dược Pfizer, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Y tế Nhật Bản ngày 10/2 đã phê chuẩn việc sử dụng thuốc viên điều trị COVID-19 dạng uống do hãng dược Pfizer (Mỹ) sản xuất cho những trường hợp có triệu chứng nhẹ.

Trước đó cùng ngày, một ủy ban thuộc Bộ này đã thông qua việc cấp phép cho thuốc Paxlovid của Pfrizer trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tăng mạnh thời gian gần đây.

Thuốc Paxlovid, kết hợp của hai hoạt chất kháng virus là nirmatrelvir và ritonavir.

Nirmatrelvir có tác dụng ức chế một protein SARS-CoV-2 để ngăn virus nhân lên trong khi ritonavir làm chậm sự phân hủy của nirmatrelvir giúp thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn và ở nồng độ cao hơn.

Paxlovid được dùng điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ đến trung bình trong độ tuổi từ 12 trở lên, có cân nặng tối thiểu 40kg và có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng dẫn đến phải nhập viện.

Đây là thuốc điều trị COVID-19 dạng uống thứ hai được cấp phép sử dụng tại Nhật Bản, sau thuốc Molnupiravir của Merck&Co (cũng của Mỹ).

[COVID-19: EMA "bật đèn xanh" cho thuốc điều trị Paxlovid của Pfizer]

Ngoài 2 loại thuốc nhập khẩu trên, chính phủ Nhật đang xem xét sớm cấp phép có điều kiện đối với thuốc điều trị COVID-19 dạng uống có tên S-217622 do công ty dược phẩm trong nước Shionogi & Co bào chế.

Thuốc viên S-217622 dành cho người nhiễm COVID-19 giai đoạn đầu nhằm ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, giúp giảm các triệu chứng như sốt và ho.

Với liều dùng là 1 viên/ngày, thuốc giúp chặn đứng chức năng của một enzyme gọi là protease, làm chậm sự lây lan của virus trong cơ thể.

Công ty Shionogi cho biết kết quả thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện cho thấy thuốc S-217622 có "sự khác biệt đáng kể" trong hiệu quả kháng virus so với giả dược, cũng như giúp cải thiện triệu chứng khi mắc COVID-19.

Hiện Shionogi đang có kế hoạch nộp các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng lên cơ quan quản lý dược phẩm Nhật Bản trong thời gian tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.