Năm ngoái, nền kinh tế Nhật Bản lớn nhất châu Á đã thoát khỏi cuộc suythoái tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II khi trở lại tăng trưởng trong quý II vàIII, nhờ xuất khẩu phục hồi, chủ yếu sang thị trường đang bùng nổ của TrungQuốc, và các biện pháp bơm vốn của chính phủ.
Theo các số liệu vừa công bố, nhu cầu nước ngoài tăng giúp đẩy sản lượngcông nghiệp tháng 12/09 của Nhật Bản tăng 2,2% so với tháng trước đó, đánh dấutháng thứ 10 tăng liên tiếp, và theo dự báo của Bộ Thương mại Nhật Bản, con sốnày sẽ đạt 1,3% trong tháng 1 và 0,3% trong tháng 2/2010.
Trong bản cáo quý IV/09 công bố cuối tuần qua, Bộ Tài chính Nhật Bản cũngcho biết tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/09 của nước này dã giảm 0,1 điểm phần trămso với tháng trước đó xuống 5,1%, trái ngược với dự báo tăng lên 5,3% của thịtrường.
Taroo Saito, nhà kinh tế cao cấp của Viện Nghiên cứu NLI ResearchInstitute nhận định những số liệu mới này cho thấy kinh tế Nhật Bản đang phục hồi ổn định và những lo ngại rằng nước này sẽ bị suy thoái kép cũng đã giảm bớt.
Tuy nhiên, giảm phát, từng là nhân tố khiến Nhật Bản phải trải qua “Thậpkỷ mất mát” trong những năm 1990, vẫn tiếp tục là mối đe doạ chính đối với kinhtế nước này trong thời điểm hiện nay.
Trong tháng 12/09, giá tiêu dùng của Nhật Bản đã giảm 1,3% so với 1 nămtrước, đánh dấu tháng suy giảm thứ 10 liên tiếp.
Hồi tháng trước, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thừa nhận giảm phát là“thách thức cơ bản”, bởi nó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, buộc họphải cắt giảm việc làm và hoãn lại các kế hoạch đầu tư, đồng thời thúc đẩy ngườitiêu dùng giảm chi tiêu với kỳ vọng giá sẽ còn giảm nữa.
Thu nhập trung bình tháng 12/09 của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm 4,8%so với một năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Nhật Bản có thể sẽtiếp tục hối thúc BoJ nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản sẽvẫn có thể tăng tốc nếu xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh và chính phủ mới thực thichính sách một cách hiệu quả.
Mới đây, các nhà lập pháp Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế trịgiá 80 tỷ yên nhằm thúc đẩy việc làm và giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bịảnh hưởng bởi việc đồng yên lên giá.
Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Yukio Hatoyama không còn nhiều khả năngtrong việc chi tiêu hơn nữa do nợ quốc gia hiện đã lên tới gần gấp đôi GDP./.