Ngày 9/4, Lễ ký biên bản thảo luận giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA để thực hiện Hải quan điện tử tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.
Dự án có tổng vốn dự kiến lên tới 6,58 triệu USD với mục tiêu giúp Hải quan Việt Nam có thể vận hành, khai thác, làm chủ kỹ thuật công nghệ.
Các cấu phần của dự án gồm: sửa đổi khung pháp lý; xây dựng chiến lược công nghệ thông tin; đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng quy trình nghiệp vụ theo hệ thống công nghệ thông tin mới.
Cụ thể, dự án giải quyết các vấn đề: luật và quy định pháp lý cần thiết khác để áp dụng thực hiện hải quan điện tử một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS); các công chức của Tổng cục Hải quan tiếp nhận được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng hệ thống trên; cơ chế và chính sách bảo mật thông tin tối ưu được thiết lập, cơ chế vận hành, bảo trì và quản lý tốt hệ thống VNACCS/VCIS khi được thiết lập và nguồn nhân lực cần thiết.
Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc cho rằng trong những năm qua, Hải quan Việt Nam đã tiếp nhận nhiều sự trợ giúp quý báu của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản thông qua JICA và Hải quan Nhật Bản. Sự trợ giúp này đã mang lại hiệu quả to lớn cho quá trình cải cách và hiện đại hóa theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Cùng với dự án viện trợ không hoàn lại triển khai thực hiện hải quan điện tử hệ thống một cửa quốc gia (dự án VNACCS/VCIS) theo công nghệ Nhật Bản cho Việt Nam, dự án hợp tác kỹ thuật ký kết hôm nay sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiếp nhận trình độ, kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản về vận hành, làm chủ hệ thống VNACCS/VISC, đặc biệt là việc xây dựng các hướng dẫn sử dụng vận hành, đào tạo, bắt tay chỉ việc cho các cán bộ công chức hải quan.
Như vậy, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản về cả kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sẽ giúp hải quan Việt Nam phát triển vượt bậc trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu của chiến lược cải cách hiện đại hóa hải quan mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2006 đến nay, Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và triển khai thành công nhiều dự án như Hợp tác tăng cường về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực sông Mekong; hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ thống đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ tại chi cục; viện trợ không hoàn lại hệ thống máy soi container tại Cát Lái Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng./.
Dự án có tổng vốn dự kiến lên tới 6,58 triệu USD với mục tiêu giúp Hải quan Việt Nam có thể vận hành, khai thác, làm chủ kỹ thuật công nghệ.
Các cấu phần của dự án gồm: sửa đổi khung pháp lý; xây dựng chiến lược công nghệ thông tin; đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng quy trình nghiệp vụ theo hệ thống công nghệ thông tin mới.
Cụ thể, dự án giải quyết các vấn đề: luật và quy định pháp lý cần thiết khác để áp dụng thực hiện hải quan điện tử một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS); các công chức của Tổng cục Hải quan tiếp nhận được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng hệ thống trên; cơ chế và chính sách bảo mật thông tin tối ưu được thiết lập, cơ chế vận hành, bảo trì và quản lý tốt hệ thống VNACCS/VCIS khi được thiết lập và nguồn nhân lực cần thiết.
Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc cho rằng trong những năm qua, Hải quan Việt Nam đã tiếp nhận nhiều sự trợ giúp quý báu của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản thông qua JICA và Hải quan Nhật Bản. Sự trợ giúp này đã mang lại hiệu quả to lớn cho quá trình cải cách và hiện đại hóa theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Cùng với dự án viện trợ không hoàn lại triển khai thực hiện hải quan điện tử hệ thống một cửa quốc gia (dự án VNACCS/VCIS) theo công nghệ Nhật Bản cho Việt Nam, dự án hợp tác kỹ thuật ký kết hôm nay sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiếp nhận trình độ, kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản về vận hành, làm chủ hệ thống VNACCS/VISC, đặc biệt là việc xây dựng các hướng dẫn sử dụng vận hành, đào tạo, bắt tay chỉ việc cho các cán bộ công chức hải quan.
Như vậy, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản về cả kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sẽ giúp hải quan Việt Nam phát triển vượt bậc trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu của chiến lược cải cách hiện đại hóa hải quan mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2006 đến nay, Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và triển khai thành công nhiều dự án như Hợp tác tăng cường về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực sông Mekong; hỗ trợ kỹ thuật tăng cường hệ thống đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ tại chi cục; viện trợ không hoàn lại hệ thống máy soi container tại Cát Lái Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng./.
Hải Yến (TTXVN)