Nhật Bản, Tiểu vùng sông Mekong hợp tác cải thiện môi trường đô thị

Nhật Bản và năm nước Tiểu vùng sông Mekong đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác để cải thiện môi trường đô thị ở khu vực sông Mekong trong khi tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Nhật Bản, Tiểu vùng sông Mekong hợp tác cải thiện môi trường đô thị ảnh 1 HTML clipboardNhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh vớt lục bình để khơi thông dòng chảy trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. (Ảnh:Hoàng Hải/TTXVN)

Ngày 25/12, Nhật Bản và năm nước Tiểu vùng sông Mekong (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác để cải thiện môi trường đô thị ở khu vực sông Mekong trong khi tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tại Diễn đàn Mekong Xanh lần thứ ba được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, các nước đã cam kết tăng cường năng lực ngăn ngừa và kiểm soát thảm họa ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Hai bên khẳng định sự hợp tác giữa các khu vực công và tư, kể cả sự tham gia của các chính quyền địa phương, đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề môi trường ở khu vực sông Mekong.

Kết quả cuộc họp trên sẽ được phản ánh tại một hội nghị của Liên hợp quốc về giảm thiểu nguy cơ thảm họa, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2015 tại Sendai, miền Đông Bắc Nhật Bản, và một hội nghị cấp cao Nhật Bản-Mekong vào tháng Bảy năm sau tại Tokyo.

Tham dự Diễn đàn tại Bangkok, ngoài đại diện của năm quốc gia thành viên của Tiểu vùng sông Mekong còn có sự tham dự của các đại biểu đại diện cho chính quyền địa phương đến từ thành phố Kitakyushu và Bangkok cùng đại diện của một số công ty lớn tại Thái Lan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).