Theo Kyodo, ngày 3/7, sau khi nhận được tin về các động thái của Trung Quốc, Nhật Bản đã bày tỏ phản đối Trung Quốc thăm dò mỏ khí đốt có thể trải dài đến khu vực đáy biển ở vùng biển tranh chấp trên Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ: “Chúng tôi đã chuyển những quan ngại của mình (đến phía Trung Quốc) thông qua các kênh ngoại giao. Nếu Trung Quốc đơn phương phát triển (các mỏ khí đốt) ở những vùng biển mà Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố là chống lấn thì điều đó là không thể chấp nhận được.”
Trong diễn biến mới nhất có nguy cơ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã căng thẳng liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản xác nhận một tàu cần trục của Trung Quốc đang xây dựng cơ sở khai mỏ ở vị trí gần đường hải giới do Nhật Bản tuyên bố nằm giữa các vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Mặc dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc song vị trí trên chỉ cách đường hải giới 26km, gây lo ngại rằng mỏ khí đốt dưới đáy biển này có thể kéo dài sang phía Nhật Bản. Tokyo đã đề xuất hợp tác phát triển khu vực này song đàm phán song phương về vấn đề nói trên đã bị đình trệ.
Hiện công tác phân định biên giới trên biển Hoa Đông, nơi các vùng biển kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc chồng lấn nhau, vẫn còn dang dở./.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ: “Chúng tôi đã chuyển những quan ngại của mình (đến phía Trung Quốc) thông qua các kênh ngoại giao. Nếu Trung Quốc đơn phương phát triển (các mỏ khí đốt) ở những vùng biển mà Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố là chống lấn thì điều đó là không thể chấp nhận được.”
Trong diễn biến mới nhất có nguy cơ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã căng thẳng liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản xác nhận một tàu cần trục của Trung Quốc đang xây dựng cơ sở khai mỏ ở vị trí gần đường hải giới do Nhật Bản tuyên bố nằm giữa các vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Mặc dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc song vị trí trên chỉ cách đường hải giới 26km, gây lo ngại rằng mỏ khí đốt dưới đáy biển này có thể kéo dài sang phía Nhật Bản. Tokyo đã đề xuất hợp tác phát triển khu vực này song đàm phán song phương về vấn đề nói trên đã bị đình trệ.
Hiện công tác phân định biên giới trên biển Hoa Đông, nơi các vùng biển kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc chồng lấn nhau, vẫn còn dang dở./.
(Vietnam+)