Theo các số liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 27/4, cán cân thương mại của Nhật Bản đầu tháng Tư bị thâm hụt do xuất khẩu giảm sau thảm họa động đất và sóng thần ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt trong các hoạt động sản xuất ôtô, linh kiện điện tử.
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 10 ngày đầu tháng Tư lên tới gần 169 tỷ yen (tương đương 2,07 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.494 tỷ yen, nhập khẩu tăng 0,2% lên mức 1.663 tỷ yen.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) ngày 26/4 cho biết các cơ sở sản xuất linh kiện và nguyên liệu thô của nước này ở khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất sóng thần hồi tháng Ba sẽ được khôi phục vào mùa Thu năm nay.
Kết quả khảo sát từ ngày 8-15/4 do METI tiến hành đối với 55 hãng chế tạo lớn tại 7 tỉnh bị ảnh hưởng nặng của thảm họa động đất, sóng thần cho thấy 85% các công ty sản xuất vật liệu và 71% công ty sản xuất linh kiện có thể đảm bảo nguồn cung vào tháng 10/2011. Khảo sát cũng cho thấy 64% trong số 70 cơ sở sản xuất của các hãng sản xuất lớn đã được phục hồi.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's ngày 27/4 đã hạ triển vọng xếp hạng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", căn cứ vào khả năng thâm hụt tài chính của nướ này gia tăng do phải tăng chi để khắc phục hậu quả động đất, sóng thần./.
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 10 ngày đầu tháng Tư lên tới gần 169 tỷ yen (tương đương 2,07 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.494 tỷ yen, nhập khẩu tăng 0,2% lên mức 1.663 tỷ yen.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) ngày 26/4 cho biết các cơ sở sản xuất linh kiện và nguyên liệu thô của nước này ở khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất sóng thần hồi tháng Ba sẽ được khôi phục vào mùa Thu năm nay.
Kết quả khảo sát từ ngày 8-15/4 do METI tiến hành đối với 55 hãng chế tạo lớn tại 7 tỉnh bị ảnh hưởng nặng của thảm họa động đất, sóng thần cho thấy 85% các công ty sản xuất vật liệu và 71% công ty sản xuất linh kiện có thể đảm bảo nguồn cung vào tháng 10/2011. Khảo sát cũng cho thấy 64% trong số 70 cơ sở sản xuất của các hãng sản xuất lớn đã được phục hồi.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's ngày 27/4 đã hạ triển vọng xếp hạng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", căn cứ vào khả năng thâm hụt tài chính của nướ này gia tăng do phải tăng chi để khắc phục hậu quả động đất, sóng thần./.
(TTXVN/Vietnam+)