[Chủ tịch Quốc hội kết thúc thăm ba nước châu Âu]
Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng đã trảlời phỏng vấn về kết quả nổi bật của chuyến thăm cũng như những cơ hội hợp tácmới giữa Quốc hội và nhân dân Việt Nam đối với các quốc gia châu Âu, đặc biệt làba nước mà Đoàn đến thăm.
- Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng dẫn đầu đã hoàn thành chương trình thăm chính thức ba nước châu Âu: Liênbang Nga, Cộng hòa Liên Bang Đức Đức và Cộng hòa Ba lan, xin ông cho biết nhữngkết quả nổi bật của chuyến thăm?
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng: Thực hiện chươngtrình đối ngoại Cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngđã thực hiện chuyến thăm ba nước châu Âu như chúng ta đã biết. Đây là chuyếnthăm có ý nghĩa hết sức quan trọng của Lãnh đạo Cấp cao của Đảng, Nhà Việt Nam.Ngoài ý nghĩa chính trị, chuyến thăm đã cho thấy sự tin tưởng, đánh giá cao củaLiên bang Nga, Cộng hòa Liên Bang Đức Đức và Cộng hòa Ba Lan đối với Việt Nam.
Lãnh đạo Cấp cao ba nước đã đề ra rất nhiều nội dung làm sâu sắc hơn, đẩymạnh hợp tác toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốcphòng đối với Việt Nam. Các bên cũng thống nhất cùng trao đổi quan điểm, chia sẻkinh nghiệm và ủng hộ lập trường của nhau trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt làđối với những vấn đề nhạy cảm mà các bên cùng quan tâm.
Đối với Liên bang Nga, tháng 7/2012, Lãnh đạo Cấp cao hai nước đã ra Tuyên bốchung nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Với tinh thần tincậy, hiểu biết lẫn nhau, trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng, hai bên đã trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề nhằm thúc đẩy tăngcường hợp tác một cách toàn diện, từ chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục đến anninh, quốc phòng. Hai bên thống nhất đẩy mạnh tác về kinh tế, đặc biệt là nhữngvùng, những khu vực trọng điểm là lợi thế của mỗi nước, nhất là khu vực viễnđông của Nga với các địa phương miền trung Việt Nam.
Trong khuôn khổ thăm chính thức Liên bang Nga đã có những cuộc tiếp xúc Cấpcao, đặc biệt là các cuộc gặp Chủ tịch Duma quốc gia Nga, Chủ tịch Thượng việnNga và Thủ tướng Nga. Hai bên đồng quan điểm tiếp tục ủng hộ nhau tại diễn đànquốc tế và những vấn đề cùng quan tâm. Phía bạn cũng tán thành lập trường quanđiểm của Việt Nam xung quanh một số vấn đề về cơ chế giải quyết tranh chấp trênbiển Đông.
Cộng hòa Liên Bang Đức Đức là quốc gia mới xác lập quan hệ đối tác chiến lượcvới Việt Nam. Thời gian qua, quan hệ hợp tác song phương Việt-Đức đang pháttriển khả quan, tuy nhiên, vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước.Chuyến thăm lần này của Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam có dấu ấn đặc biệt, là chuyếnthăm chính thức đầu tiên 20 năm qua của Lãnh đạo Cấp cao của Quốc hội hai nước;mở ra một thời kỳ hợp tác mới trong hợp tác nghị viện, nhất là việc tăng cườnghợp tác chia sẻ kinh nghiệm lập pháp. Chuyến thăm cũng một lần nữa khẳng định vàcủng cố tầm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Qua các cuộc tiếp xúc, phía Đức đánh giá rất cao tiềm năng của cộng đồngngười Việt tại Đức; đã có những đóng góp nhất định đối với phát triển kinh tế-xãhội của Đức và là cầu nối mối quan hệ hợp tác giữa hai dân tộc, hai quốc gia.Ngoài việc tổ chức đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn hết sức trọngthị với tầm cao nhất, Lãnh đạo Quốc hội Đức cũng đã mời Chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng và Đoàn dự thính tại Phiên họp toàn thể của Quốc hội Cộng hòa LiênBang Đức Đức - đây là một dấu ấn của chuyến thăm; mở ra một giai đoạn hợp tácrất khả quan trong mối quan hệ giữa hai nghị viện hai nước.
Đáng chú ý, cũng tại Cộng hòa Liên Bang Đức Đức, ngoài các cuộc tiếp xúc Cấpcao; Lãnh đạo các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội; Nhóm Nghị sỹ hữu nghị; các bộ,ngành và địa phương hai nước cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ bên lề để thúc đẩy hợptác chuyên ngành và địa phương. Qua các buổi làm việc, phía bạn đều khẳng định,rất nhiều doanh nghiệp lớn của Đức mong muốn được hợp tác kinh doanh, đầu tư tạiViệt Nam.
Ba Lan là quốc gia có mối quan hệ lịch sử truyền thống lâu đời với Việt Nam,chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn mang một dấu ấn lịch sự hếtsức đặc biệt, là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Lãnh đạo Cấp cao của Quốchội hai nước. Do đó, kết quả tốt đẹp từ chuyến thăm này đã thiết lập một tiền đềmang ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-Ba Lan.
Lãnh đạo hai nước đã thống nhất xúc tiến xây dựng quan hệ đối tác chiến lược,tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Phía Ba Lancũng khẳng định ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, qua Việt Nam,phát triển quan hệ hợp tác với các nước ASEAN và khu vực Đông Nam Á.
- Tại mỗi địa phương, quốc gia trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốchội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đều giành thờigian thăm hỏi, tặng quà bà con người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nướcngoài. Các cuộc gặp gỡ đều thu được rất nhiều ý kiến của bà con đóng góp xâydựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông đánh giá thế nào về những ý kiến đónggóp này?
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng: Trong chuyến thăm châu Âulần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hết sức quan tâm đến việc tìm hiểuđời sống, tâm tư, tình cảm của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tại mỗi cuộcgặp, Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992 đều thông tin đến bà con Việt kiều những nội dung chính của dự thảo và mongmuốn bà con tích cực đóng góp cho công việc trọng đại của đất nước.
Là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, việc lấy ýkiến kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng là một nội dung quan trọng trong Nghịquyết của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến đóng góp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992.
Điều đáng mừng là trong các cuộc gặp gỡ, kiều bào đều thể hiện sự quan tâmsâu sắc đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với rất nhiều ý kiến đóng góp cụ thểcả về kỹ thuật lập pháp đến toàn bộ nội dung; đồng thời có những đề xuất xácđáng.
Đa số các ý kiến đóng góp đều thể hiện tinh thần phấn khởi, tin tưởng vàkhẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Kiều bào cũng đề xuất nhiều ý kiến góp ý về các chính sách, cơ chế trong dự thảonhằm tạo điều kiện cho bà con người Việt Nam ở nước ngoài ổn định đời sống, yêntâm công tác, phát triển kinh tế, hướng về quê hương, đóng góp cho sự nghiệp xâydựng và phát triển đất nước.
Những ý kiến này đã được Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hoannghênh, ghi nhận và trực tiếp giải đáp cụ thể. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng cũng kêu gọi kiều bào Việt Nam tiếp tục đóng góp, bổ sung các ý kiến để Bansoạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày càng hoànthiện, phù hợp hơn.
- Xin ông cho biết những định hướng hợp tác cụ thể trong quan hệ hợp tácnghị viện từ kết quả tốt đẹp sau chuyến thăm chính thức ba nước châu Âu của Chủtịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam?
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng: Phải khẳng định rằng, chuyếnthăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến ba nước châu Âu vừa qua đã đạtkết quả hết sức mỹ mãn.
Trong quan hệ ngoại giao nghị viện, chuyến thăm đã trực tiếp thiết lập vàcủng cố quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, nhất là vấn đề xây dựngHiến pháp. Bởi các quốc gia này đều có bề dày lịch sử, có kinh nghiệm xây dựngHiến pháp.
Ngoài ra, Lãnh đạo Quốc hội hai bên cũng thống nhất những nội dung thúc đẩyhợp tác giữa các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội. Sau chuyến thăm này, những bộphận liên quan sẽ bắt đầu triển khai dần các bước, trước hết tập trung vào xâydựng pháp luật; trao đổi kinh nghiệm giám sát và tăng cường phối hợp tại cácdiễn đàn quốc tế.
Các bên cũng thống nhất tăng cường phối hợp, giám sát các hiệp định, các dựán hợp tác giữa hai Chính phủ hai nước nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hợptác chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng đi vào thực chất,hiệu quả hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hai nước.
Trân trọng cảm ơn ông!