Đại học Huế có gần 300 sinh viên, nghiên cứu sinh quốc tế đang học tập và nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều nghiên cứu sinh đang theo học thạc sỹ, tiến sỹ và đã đạt được nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học.
Nhiều đề tài khoa học của nghiên cứu sinh quốc tế tại Đại học Huế đã được ứng dụng hiệu quả ở Việt Nam và các nước bạn.
Sau một thời gian nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, hai nghiên cứu sinh Chiv Phiny và Chhay Ty đến từ Vương quốc Campuchia đã bảo vệ luận án tiến sỹ.
Tiến sỹ Chiv Phiny nghiên cứu sử dụng một số lá cây trồng tại các địa phương ở Campuchia như dâu tằm, khoai môn, khoai lang... làm thức ăn cho lợn. Ứng dụng trong thực tế cho thấy sử dụng một số lá cây xanh làm thức ăn cho lợn đã tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở nông hộ; do đó, làm giảm giá thành chăn nuôi.
Nghiên cứu cũng đã cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá tiềm năng sử dụng các loại cây làm thức ăn trong chăn nuôi; đồng thời, giúp cho người sản xuất có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở Campuchia.
Tiến sỹ Chhay Ty đã nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng lá sắn và rau muống làm thức ăn cho lợn thông qua việc đánh giá chất dinh dưỡng; giúp định hướng cho các nông hộ tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên, hạn chế phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, góp phần làm giảm chi phí trong chăn nuôi ở Campuchia.
Từ năm 2002 đến nay, Đại học Huế đã tiếp nhận hơn 70 công trình, dự án nghiên cứu với kinh phí tài trợ hơn 15 triệu USD. Sau khi hoàn thành, nhiều công trình đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghệ sinh học, môi trường, biến đối khí hậu...
Điển hình như Hà Lan có chương trình hỗ trợ sinh kế và bảo vệ đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bạch Mã; quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế); hỗ trợ y tế cộng đồng...
Với Nhật Bản có các dự án, nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững cho cộng đồng nhằm đối phó với thảm họa tự nhiên, xử lý nước mặn...
Đại học Huế cũng hợp tác nghiên cứu khoa học với 27 trường đại học, tổ chức quốc tế như Đại học Southern Cross, La Trobe (Australia), Ủy ban Hợp tác khoa học Mỹ - Việt; Đại học Quốc gia Ireland; Đại học Tottori (Nhật Bản)...
Trường cũng thực hiện 12 chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu với các đối tác quốc tế như trường đại học Khoa học đã tiếp nhận sinh viên chuyên ngành thương mại, kế toán, tiếng Anh... của Đại học Khon Kaen (Thái Lan); Trường đại học Sư phạm hợp tác liên kết đào tạo với Đại học Val de Loire (Pháp) ở các bộ môn Toán, Lý, Pháp ngữ và Anh văn; liên kết đào tạo chuyên sâu với Đại học Kanazawa(Nhật Bản) ngành quản lý du lịch, sinh học; khoa học tính toán...
Để thu hút thêm sinh viên, nghiên cứu quốc tế đến học tập nghiên cứu, Đại học Huế tiếp tục tạo các cơ chế thuận lợi, xây dựng ngành trọng điểm, giảng dạy bằng tiếng Anh; chú trọng phân cấp, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; xây dựng quy chế để các trường thành viên tự chủ trong liên kết nghiên cứu khoa học./.
Nhiều đề tài khoa học của nghiên cứu sinh quốc tế tại Đại học Huế đã được ứng dụng hiệu quả ở Việt Nam và các nước bạn.
Sau một thời gian nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, hai nghiên cứu sinh Chiv Phiny và Chhay Ty đến từ Vương quốc Campuchia đã bảo vệ luận án tiến sỹ.
Tiến sỹ Chiv Phiny nghiên cứu sử dụng một số lá cây trồng tại các địa phương ở Campuchia như dâu tằm, khoai môn, khoai lang... làm thức ăn cho lợn. Ứng dụng trong thực tế cho thấy sử dụng một số lá cây xanh làm thức ăn cho lợn đã tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở nông hộ; do đó, làm giảm giá thành chăn nuôi.
Nghiên cứu cũng đã cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá tiềm năng sử dụng các loại cây làm thức ăn trong chăn nuôi; đồng thời, giúp cho người sản xuất có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở Campuchia.
Tiến sỹ Chhay Ty đã nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng lá sắn và rau muống làm thức ăn cho lợn thông qua việc đánh giá chất dinh dưỡng; giúp định hướng cho các nông hộ tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên, hạn chế phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, góp phần làm giảm chi phí trong chăn nuôi ở Campuchia.
Từ năm 2002 đến nay, Đại học Huế đã tiếp nhận hơn 70 công trình, dự án nghiên cứu với kinh phí tài trợ hơn 15 triệu USD. Sau khi hoàn thành, nhiều công trình đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghệ sinh học, môi trường, biến đối khí hậu...
Điển hình như Hà Lan có chương trình hỗ trợ sinh kế và bảo vệ đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bạch Mã; quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế); hỗ trợ y tế cộng đồng...
Với Nhật Bản có các dự án, nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững cho cộng đồng nhằm đối phó với thảm họa tự nhiên, xử lý nước mặn...
Đại học Huế cũng hợp tác nghiên cứu khoa học với 27 trường đại học, tổ chức quốc tế như Đại học Southern Cross, La Trobe (Australia), Ủy ban Hợp tác khoa học Mỹ - Việt; Đại học Quốc gia Ireland; Đại học Tottori (Nhật Bản)...
Trường cũng thực hiện 12 chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu với các đối tác quốc tế như trường đại học Khoa học đã tiếp nhận sinh viên chuyên ngành thương mại, kế toán, tiếng Anh... của Đại học Khon Kaen (Thái Lan); Trường đại học Sư phạm hợp tác liên kết đào tạo với Đại học Val de Loire (Pháp) ở các bộ môn Toán, Lý, Pháp ngữ và Anh văn; liên kết đào tạo chuyên sâu với Đại học Kanazawa(Nhật Bản) ngành quản lý du lịch, sinh học; khoa học tính toán...
Để thu hút thêm sinh viên, nghiên cứu quốc tế đến học tập nghiên cứu, Đại học Huế tiếp tục tạo các cơ chế thuận lợi, xây dựng ngành trọng điểm, giảng dạy bằng tiếng Anh; chú trọng phân cấp, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; xây dựng quy chế để các trường thành viên tự chủ trong liên kết nghiên cứu khoa học./.
Nguyên Lý (TTXVN)