Ngày 21/8, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cho biết, IFC và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có một cuộc khảo sát 54 tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cho thấy hầu hết các tổ chức này chưa có chính sách và quy trình hay hệ thống chính thức để quản lý các rủi ro về môi trường và xã hội của khách hàng.
Một trong những trở ngại chính đối với việc đánh giá các rủi ro này được cho là do thiếu các hướng dẫn riêng của ngành ngân hàng về đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng.
Theo kết quả khảo sát, hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam cần áp dụng tốt hơn các chuẩn mực đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với các khoản vay của doanh nghiệp để cải thiện tính bền vững của các dự án họ tài trợ.
Khảo sát này cũng cho thấy hầu hết các ngân hàng đều chưa nhận thức rõ tác động của các rủi ro môi trường và xã hội đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến chính hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mình. Các ngân hàng tham gia khảo sát kêu gọi Ngân hàng Nhà nước cùng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành các hướng dẫn bắt buộc về đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng để tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam.
Ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: Các tổ chức tín dụng có thể giảm rủi ro và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp khách hàng áp dụng các thông lệ kinh doanh bền vững. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hợp tác với IFC để thúc đẩy công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội của ngành ngân hàng.
“Các ngân hàng cần áp dụng các chuẩn mực đánh giá rủi ro môi trường và xã hội hiệu quả trong hoạt động tài trợ của mình. Khả năng tồn tại của một khách hàng không chỉ phụ thuộc vào tình trạng tài chính mà cả ở hiệu quả của việc quản lý các tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường và cộng đồng,” ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan của IFC cho biết.
Bên cạnh đó, quản lý các vấn đề phát triển bền vững của môi trường và xã hội cũng sẽ mang lại cho các ngân hàng cơ hội kinh doanh mới, như tài trợ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo.
Hợp tác cùng Ngân hàng Nhà nước để cải thiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành ngân hàng là một hoạt động trong chương trình tư vấn của IFC nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. IFC hợp tác cùng Canada, Phần Lan, Cộng hòa Ireland, Hà Lan, New Zeland, và Thụy Sĩ thực hiện chương trình tư vấn này tại Việt Nam./.
Một trong những trở ngại chính đối với việc đánh giá các rủi ro này được cho là do thiếu các hướng dẫn riêng của ngành ngân hàng về đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng.
Theo kết quả khảo sát, hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam cần áp dụng tốt hơn các chuẩn mực đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với các khoản vay của doanh nghiệp để cải thiện tính bền vững của các dự án họ tài trợ.
Khảo sát này cũng cho thấy hầu hết các ngân hàng đều chưa nhận thức rõ tác động của các rủi ro môi trường và xã hội đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến chính hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mình. Các ngân hàng tham gia khảo sát kêu gọi Ngân hàng Nhà nước cùng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành các hướng dẫn bắt buộc về đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng để tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam.
Ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: Các tổ chức tín dụng có thể giảm rủi ro và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp khách hàng áp dụng các thông lệ kinh doanh bền vững. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hợp tác với IFC để thúc đẩy công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội của ngành ngân hàng.
“Các ngân hàng cần áp dụng các chuẩn mực đánh giá rủi ro môi trường và xã hội hiệu quả trong hoạt động tài trợ của mình. Khả năng tồn tại của một khách hàng không chỉ phụ thuộc vào tình trạng tài chính mà cả ở hiệu quả của việc quản lý các tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường và cộng đồng,” ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan của IFC cho biết.
Bên cạnh đó, quản lý các vấn đề phát triển bền vững của môi trường và xã hội cũng sẽ mang lại cho các ngân hàng cơ hội kinh doanh mới, như tài trợ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo.
Hợp tác cùng Ngân hàng Nhà nước để cải thiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành ngân hàng là một hoạt động trong chương trình tư vấn của IFC nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. IFC hợp tác cùng Canada, Phần Lan, Cộng hòa Ireland, Hà Lan, New Zeland, và Thụy Sĩ thực hiện chương trình tư vấn này tại Việt Nam./.
Minh Thúy (Vietnam+)