Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1/2010, thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 sôi động hơn so với Tết Nguyên đán năm ngoái.
Dự kiến, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết năm nay sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm, trong đó tập trung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu.
Ngay trong tháng 1, sức mua hàng hóa của cả nước đã tăng 23,1%; riêng thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 34,2%.
Đáng chú ý, trong những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2, giá bán của nhà sản xuất đối với một số mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm chế biến... đã tăng từ 3 đến 10% do nguồn nguyên liệu đầu vào tăng.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, giá một số mặt hàng như bánh mứt kẹo, thủy sản chế biến dạng khô... tăng 15%.
Thực hiện Chỉ thị số 2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, các bộ, ngành, địa phương đã sớm triển khai quyết liệt các giải pháp bình ổn giá thị trường gắn liền với tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết.
Để chủ động nguồn hàng Tết, nhiều địa phương đã sớm thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất, chế biến và tổ chức dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết.
Thành phố Hà Nội hỗ trợ lãi suất khi cho vay 250 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh hơn 422 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, hỗ trợ lãi suất cho vay dự trữ hàng Tết từ 15-40 tỷ đồng.
Lượng gạo dự trữ Tết trong kho của các thành viên Hiệp hội Lương thực ước đạt 1,4-1,5 triệu tấn gạo, trong đó hai Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam chiếm khoảng 970.000 tấn.
Các mặt hàng thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng, rau quả... dự trữ tăng từ 4,45 đến 13,7% so với Tết Nguyên đán năm ngoái. Riêng Tổng công ty rau quả đã chuẩn bị khoảng 12.000 tấn rau quả các loại.
Để bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán năm nay theo Chỉ thị số 2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127 của Trung ương đã lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại 27 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Bộ Công thương đã thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường chủ trì. Bộ Y tế tổ chức 10 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra giá cả các mặt hàng thuốc, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ ngày 15/1 đến nay, cả nước tiến hành kiểm tra 15.895 vụ liên quan bình ổn giá, chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó xử lý 12.023 vụ vi phạm là hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép./.
Dự kiến, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết năm nay sẽ tăng khoảng 20-30% so với các tháng trong năm, trong đó tập trung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu.
Ngay trong tháng 1, sức mua hàng hóa của cả nước đã tăng 23,1%; riêng thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 34,2%.
Đáng chú ý, trong những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2, giá bán của nhà sản xuất đối với một số mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm chế biến... đã tăng từ 3 đến 10% do nguồn nguyên liệu đầu vào tăng.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, giá một số mặt hàng như bánh mứt kẹo, thủy sản chế biến dạng khô... tăng 15%.
Thực hiện Chỉ thị số 2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, các bộ, ngành, địa phương đã sớm triển khai quyết liệt các giải pháp bình ổn giá thị trường gắn liền với tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết.
Để chủ động nguồn hàng Tết, nhiều địa phương đã sớm thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất, chế biến và tổ chức dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết.
Thành phố Hà Nội hỗ trợ lãi suất khi cho vay 250 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh hơn 422 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, hỗ trợ lãi suất cho vay dự trữ hàng Tết từ 15-40 tỷ đồng.
Lượng gạo dự trữ Tết trong kho của các thành viên Hiệp hội Lương thực ước đạt 1,4-1,5 triệu tấn gạo, trong đó hai Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam chiếm khoảng 970.000 tấn.
Các mặt hàng thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng, rau quả... dự trữ tăng từ 4,45 đến 13,7% so với Tết Nguyên đán năm ngoái. Riêng Tổng công ty rau quả đã chuẩn bị khoảng 12.000 tấn rau quả các loại.
Để bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán năm nay theo Chỉ thị số 2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127 của Trung ương đã lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại 27 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Bộ Công thương đã thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường chủ trì. Bộ Y tế tổ chức 10 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra giá cả các mặt hàng thuốc, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ ngày 15/1 đến nay, cả nước tiến hành kiểm tra 15.895 vụ liên quan bình ổn giá, chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó xử lý 12.023 vụ vi phạm là hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép./.
Quang Liên (Vietnam+)