Những năm gần đây, với nhiều chính sách đầu tư, ngành du lịch Việt Nam đang có những bước tăng trưởng vượt bậc. Du lịch đã và đang đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn về kinh tế, nhưng bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng mang lại nhiều thách thức.
Một trong những thách thức hàng đầu đang đặt ra hiện nay là tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em trong hoạt động du lịch.
Xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch có chiều hướng gia tăng
Theo kết quả khảo sát về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ Luật Hình sự về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch (do Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc thực hiện từ đầu năm đến nay) cho thấy, các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em luôn chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các tội xâm hại trẻ em và có tỷ lệ thuận giữa hành vi xâm hại tình dục trẻ em với các địa bàn có tiềm năng du lịch cao.
Đại diện Cục Thống kê tội phạm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, 5 năm trở lại đây, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố hơn 6.500 vụ với gần 6.800 bị can phạm các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em.
Đáng chú ý, nạn nhân của các hành vi xâm hại tình dục là những bé còn rất nhỏ tuổi. Đối tượng phạm tội không chỉ là người Việt Nam , mà còn có cả những đối tượng là người nước ngoài. Đặc biệt, số lượng đối tượng là người nước ngoài phạm tội gia tăng một cách nhanh chóng.
Nạn xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành theo các hình thức khách du lịch tự tìm kiếm hoặc thông qua môi giới (nhân viên quản lý, bảo vệ nhà hàng khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, lái xe taxi, xe ôm) để thực hiện hành vi mua dâm với trẻ em nơi họ đến du lịch.
Ngoài ra, một số đối tượng đứng ra tổ chức đường dây mua bán trẻ em để phục vụ các dịch vụ, đường dây sextour hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Về vấn đề này, ông Vũ Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ 1A, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao cho rằng do điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, thu nhập của một bộ phận dân cư tăng cao nên nhu cầu giải trí, du lịch ngày càng lớn.
Trong những năm gần đây, số lượng khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng gia tăng và đã xuất hiện một số vụ người nước ngoài lợi dụng danh nghĩa đi du lịch để lừa gạt, dụ dỗ, mua chuộc hoặc ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục ngoài ý muốn.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
Ông Vũ Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ 1A, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao chia sẻ hậu quả mà nạn xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch gây ra là rất nghiêm trọng, gây hoang mang trong dư luận; đồng thời mang đến nhiều hệ lụy đau lòng, làm cho trẻ bị rối loạn nhân cách.
Nó cũng phản ánh sự xuống cấp, suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư. Do đó, tội phạm trong hình thức này cần được pháp luật công khai xét xử và phải bị trừng trị ở những mức án cao nhất.
Thế nhưng, khi nói đến tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thông qua du lịch, chúng ta chưa nắm được có bao nhiêu trường hợp liên quan đến du khách, cũng như còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc xử lý.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết khó khăn hiện nay là hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một điều luật, quy định, cũng như khái niệm đầy đủ về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch.
Thêm vào đó, có nhiều điểm chưa tương thích với luật pháp quốc tế như độ tuổi của trẻ em, một số biện pháp trinh sát, kỹ thuật được pháp luật nhiều nước công nhận, nhưng chưa được sử dụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mặt khác, các đối tượng phạm tội thường dùng tiền, vật chất hoặc sự nhạy cảm để đánh đổi sự im lặng của nạn nhân. Ngoài ra, việc thu thập các chứng cứ phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch thường rất khó xác định, thu thập, nên quá trình xử lí thường thiếu chứng cứ.
Chưa kể, đây là loại tội phạm nhạy cảm và mới, nên nhiều cán bộ điều tra viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa kể đến các yếu tố nước ngoài như phải xác minh nhân thân qua đường ngoại giao, bất đồng ngôn ngữ.
Trước thực trạng trên, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an nhấn mạnh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch hết sức phức tạp do đến từ nhiều nước trên thế giới thông qua du lịch, kinh doanh, du lịch tự do.
Do vậy, Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với Interpol, cảnh sát các nước trao đổi thông tin về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, để tổ chức điều tra, xác minh các vụ án, vụ việc có liên quan đến loại tội phạm này, nhằm đưa ra truy tố, xét xử theo pháp luật Việt Nam cũng như của từng nước.
Về hệ thống pháp luật, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. Đồng thời, nghiên cứu, đưa ra bộ chỉ số thống kê tội phạm loại này để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống; dự báo tình hình, từ đó có các giải pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại, nhất là đối với nhóm trẻ có nguy cơ bị xâm hại cao như trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ./.
Một trong những thách thức hàng đầu đang đặt ra hiện nay là tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em trong hoạt động du lịch.
Xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch có chiều hướng gia tăng
Theo kết quả khảo sát về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ Luật Hình sự về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch (do Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc thực hiện từ đầu năm đến nay) cho thấy, các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em luôn chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các tội xâm hại trẻ em và có tỷ lệ thuận giữa hành vi xâm hại tình dục trẻ em với các địa bàn có tiềm năng du lịch cao.
Đại diện Cục Thống kê tội phạm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, 5 năm trở lại đây, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố hơn 6.500 vụ với gần 6.800 bị can phạm các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em.
Đáng chú ý, nạn nhân của các hành vi xâm hại tình dục là những bé còn rất nhỏ tuổi. Đối tượng phạm tội không chỉ là người Việt Nam , mà còn có cả những đối tượng là người nước ngoài. Đặc biệt, số lượng đối tượng là người nước ngoài phạm tội gia tăng một cách nhanh chóng.
Nạn xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành theo các hình thức khách du lịch tự tìm kiếm hoặc thông qua môi giới (nhân viên quản lý, bảo vệ nhà hàng khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, lái xe taxi, xe ôm) để thực hiện hành vi mua dâm với trẻ em nơi họ đến du lịch.
Ngoài ra, một số đối tượng đứng ra tổ chức đường dây mua bán trẻ em để phục vụ các dịch vụ, đường dây sextour hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Về vấn đề này, ông Vũ Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ 1A, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao cho rằng do điều kiện kinh tế-xã hội phát triển, thu nhập của một bộ phận dân cư tăng cao nên nhu cầu giải trí, du lịch ngày càng lớn.
Trong những năm gần đây, số lượng khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng gia tăng và đã xuất hiện một số vụ người nước ngoài lợi dụng danh nghĩa đi du lịch để lừa gạt, dụ dỗ, mua chuộc hoặc ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục ngoài ý muốn.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
Ông Vũ Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ 1A, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao chia sẻ hậu quả mà nạn xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch gây ra là rất nghiêm trọng, gây hoang mang trong dư luận; đồng thời mang đến nhiều hệ lụy đau lòng, làm cho trẻ bị rối loạn nhân cách.
Nó cũng phản ánh sự xuống cấp, suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư. Do đó, tội phạm trong hình thức này cần được pháp luật công khai xét xử và phải bị trừng trị ở những mức án cao nhất.
Thế nhưng, khi nói đến tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thông qua du lịch, chúng ta chưa nắm được có bao nhiêu trường hợp liên quan đến du khách, cũng như còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc xử lý.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết khó khăn hiện nay là hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một điều luật, quy định, cũng như khái niệm đầy đủ về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch.
Thêm vào đó, có nhiều điểm chưa tương thích với luật pháp quốc tế như độ tuổi của trẻ em, một số biện pháp trinh sát, kỹ thuật được pháp luật nhiều nước công nhận, nhưng chưa được sử dụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mặt khác, các đối tượng phạm tội thường dùng tiền, vật chất hoặc sự nhạy cảm để đánh đổi sự im lặng của nạn nhân. Ngoài ra, việc thu thập các chứng cứ phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch thường rất khó xác định, thu thập, nên quá trình xử lí thường thiếu chứng cứ.
Chưa kể, đây là loại tội phạm nhạy cảm và mới, nên nhiều cán bộ điều tra viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa kể đến các yếu tố nước ngoài như phải xác minh nhân thân qua đường ngoại giao, bất đồng ngôn ngữ.
Trước thực trạng trên, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an nhấn mạnh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch hết sức phức tạp do đến từ nhiều nước trên thế giới thông qua du lịch, kinh doanh, du lịch tự do.
Do vậy, Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với Interpol, cảnh sát các nước trao đổi thông tin về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, để tổ chức điều tra, xác minh các vụ án, vụ việc có liên quan đến loại tội phạm này, nhằm đưa ra truy tố, xét xử theo pháp luật Việt Nam cũng như của từng nước.
Về hệ thống pháp luật, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. Đồng thời, nghiên cứu, đưa ra bộ chỉ số thống kê tội phạm loại này để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống; dự báo tình hình, từ đó có các giải pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại, nhất là đối với nhóm trẻ có nguy cơ bị xâm hại cao như trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ./.
Lan Phương (TTXVN)