Báo Asahi ngày 15/3 đã đăng một bài viết đầy xúc động kể về những nhân viên điện lực tại Nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima (Đông Bắc Nhật Bản). Họ thực sự là những người anh hùng đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của hàng chục triệu con người bên ngoài nhà máy.
Trong bóng đêm của nhà máy, trước nỗi lo nhiễm xạ và động đất, những nhân viên Nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima vẫn không rời bỏ vị trí. Có lẽ họ cũng hiểu rằng chỉ một phút yếu lòng, bỏ mặc các thanh nhiên liệu đang nóng lên từng phút trong lò ấy để bảo toàn mạng sống thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Bất chấp nồng độ phóng xạ đã tới mức nguy hiểm cho tính mạng con người, Nhà máy điện hạt nhân số 1 vẫn gắng gượng vượt qua những thời khắc hiểm nguy.
Sau những nỗ lực bất thành đổ nước làm mát lò, 800 nhân viên nhà máy đã bất lực với những thanh nhiên liệu “bất kham” và lò đã phát nổ. Nhà máy để lại 50 người, số người ít nhất còn lại nhằm đảm bảo hoạt động cần thiết. 750 người khác tạm thời phải rời khỏi nhà máy do nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ đã vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Sáng 15/3, các nhân viên cuối cùng phải làm việc trong điều kiện nồng độ phóng xạ đo được trong nhà máy là 400 milisievert. Thời gian làm việc của mỗi người chỉ được tối đa 15 phút. Sóng thần tấn công sau dư chấn, điện mất, toàn bộ nhân viên nhà máy phải dò dẫm trong đêm tối. Dư chấn vẫn liên tục làm rung chuyển nhà máy trong khi loa phóng thanh tại nhà máy luôn vang lên rằng các nhân viên không được rời bỏ vị trí làm việc. Thiết bị đo nồng độ phóng xạ mang bên người các nhân viên liên tục duy trì ở con số 400 milisievert.
Từ chiều ngày 12/3, Nhà máy mở van giữ hơi nước trong bể chứa lò phản ứng số 1 để hạ áp suất. Một nhân viên nam, người chịu trách nhiệm mở van nhà máy để xả bớt hơi nước ra khỏi lò, đã bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 100 milisievert và xuất hiện tình trạng nôn mửa nên được chuyển đến bệnh viện lập tức. Do nồng độ phóng xạ lên rất cao và không phải ai cũng thực hiện được thao tác mở van nên người thực hiện nhiệm vụ hiểm nguy kể trên phải là người có kinh nghiệm và cũng là người trực tiếp phụ trách công tác này, hiểu rõ những ngóc ngách của lò phản ứng số 1.
Để bước vào công việc đầy khó khăn đó, người mở van phải trang bị áo chì phòng hộ đặc biệt bao bọc toàn bộ cơ thể kèm mặt nạ dành cho người làm việc trong môi trường độc hại. Tuy nhiên, chỉ sau 10 phút vặn van, toàn cơ thể của người này đã phơi nhiễm một lượng tia phóng xạ có cường độ gấp 100 lần lượng phóng xạ mà một người bình thường phơi nhiễm trong vòng 1 năm.
Theo Viện An toàn Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản (NISA), các nhân viên điện lực tham gia đổ nước tại nhà máy điện gồm khoảng 70 người. Máy đo giám sát tình trạng phóng xạ tại Phòng điều khiển trung tâm sau sự cố hạt nhân đã bị hỏng và không còn hoạt động nữa. Khả năng điều hành từ xa của nhà máy cũng không còn hoạt động được, vì vậy mọi thao tác làm lạnh lò phản ứng chỉ có thể làm bằng tay. Nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima là lò cũ vận hành với lò 1 từ năm 1971 nên đường đi rất hẹp và chân cũng rất khó đứng.
Nguy cơ nổ lò rất lớn sau khi đổ nước vào lò vì lúc đó áp suất lên thành bể chứa trong lò sẽ tăng lên rất cao nên bắt buộc phải mở van thông khí để đẩy hơi nước và khí hydro ra ngoài. Vì khí này có chứa chất phóng xạ nên việc giải phóng hơi nước phải ở mức giới hạn tối thiểu.
Trong suốt những ngày qua, các nhân viên nhà máy vẫn âm thầm làm việc và âm thầm vượt qua nỗi sợ hãi phơi nhiễm phóng xạ để bảo vệ sự an nguy của hàng chục triệu sinh mạng ở bên ngoài bức tường nhà máy. Trong cái tăm tối của nhà máy, “những chú lính chì” dũng cảm của Nhà máy số 1 Fukushima vẫn không chịu khuất phục trước những thanh nhiên liệu bất trị như muốn nuốt chửng họ./.
Trong bóng đêm của nhà máy, trước nỗi lo nhiễm xạ và động đất, những nhân viên Nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima vẫn không rời bỏ vị trí. Có lẽ họ cũng hiểu rằng chỉ một phút yếu lòng, bỏ mặc các thanh nhiên liệu đang nóng lên từng phút trong lò ấy để bảo toàn mạng sống thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Bất chấp nồng độ phóng xạ đã tới mức nguy hiểm cho tính mạng con người, Nhà máy điện hạt nhân số 1 vẫn gắng gượng vượt qua những thời khắc hiểm nguy.
Sau những nỗ lực bất thành đổ nước làm mát lò, 800 nhân viên nhà máy đã bất lực với những thanh nhiên liệu “bất kham” và lò đã phát nổ. Nhà máy để lại 50 người, số người ít nhất còn lại nhằm đảm bảo hoạt động cần thiết. 750 người khác tạm thời phải rời khỏi nhà máy do nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ đã vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Sáng 15/3, các nhân viên cuối cùng phải làm việc trong điều kiện nồng độ phóng xạ đo được trong nhà máy là 400 milisievert. Thời gian làm việc của mỗi người chỉ được tối đa 15 phút. Sóng thần tấn công sau dư chấn, điện mất, toàn bộ nhân viên nhà máy phải dò dẫm trong đêm tối. Dư chấn vẫn liên tục làm rung chuyển nhà máy trong khi loa phóng thanh tại nhà máy luôn vang lên rằng các nhân viên không được rời bỏ vị trí làm việc. Thiết bị đo nồng độ phóng xạ mang bên người các nhân viên liên tục duy trì ở con số 400 milisievert.
Từ chiều ngày 12/3, Nhà máy mở van giữ hơi nước trong bể chứa lò phản ứng số 1 để hạ áp suất. Một nhân viên nam, người chịu trách nhiệm mở van nhà máy để xả bớt hơi nước ra khỏi lò, đã bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 100 milisievert và xuất hiện tình trạng nôn mửa nên được chuyển đến bệnh viện lập tức. Do nồng độ phóng xạ lên rất cao và không phải ai cũng thực hiện được thao tác mở van nên người thực hiện nhiệm vụ hiểm nguy kể trên phải là người có kinh nghiệm và cũng là người trực tiếp phụ trách công tác này, hiểu rõ những ngóc ngách của lò phản ứng số 1.
Để bước vào công việc đầy khó khăn đó, người mở van phải trang bị áo chì phòng hộ đặc biệt bao bọc toàn bộ cơ thể kèm mặt nạ dành cho người làm việc trong môi trường độc hại. Tuy nhiên, chỉ sau 10 phút vặn van, toàn cơ thể của người này đã phơi nhiễm một lượng tia phóng xạ có cường độ gấp 100 lần lượng phóng xạ mà một người bình thường phơi nhiễm trong vòng 1 năm.
Theo Viện An toàn Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản (NISA), các nhân viên điện lực tham gia đổ nước tại nhà máy điện gồm khoảng 70 người. Máy đo giám sát tình trạng phóng xạ tại Phòng điều khiển trung tâm sau sự cố hạt nhân đã bị hỏng và không còn hoạt động nữa. Khả năng điều hành từ xa của nhà máy cũng không còn hoạt động được, vì vậy mọi thao tác làm lạnh lò phản ứng chỉ có thể làm bằng tay. Nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima là lò cũ vận hành với lò 1 từ năm 1971 nên đường đi rất hẹp và chân cũng rất khó đứng.
Nguy cơ nổ lò rất lớn sau khi đổ nước vào lò vì lúc đó áp suất lên thành bể chứa trong lò sẽ tăng lên rất cao nên bắt buộc phải mở van thông khí để đẩy hơi nước và khí hydro ra ngoài. Vì khí này có chứa chất phóng xạ nên việc giải phóng hơi nước phải ở mức giới hạn tối thiểu.
Trong suốt những ngày qua, các nhân viên nhà máy vẫn âm thầm làm việc và âm thầm vượt qua nỗi sợ hãi phơi nhiễm phóng xạ để bảo vệ sự an nguy của hàng chục triệu sinh mạng ở bên ngoài bức tường nhà máy. Trong cái tăm tối của nhà máy, “những chú lính chì” dũng cảm của Nhà máy số 1 Fukushima vẫn không chịu khuất phục trước những thanh nhiên liệu bất trị như muốn nuốt chửng họ./.
Cao Phong (Vietnam+)