Những lưu ý về dinh dưỡng bạn cần biết khi người cao tuổi bị biếng ăn

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, tình trạng chán ăn cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp tình trạng này nhất chính là người cao tuổi.
Những lưu ý về dinh dưỡng bạn cần biết khi người cao tuổi bị biếng ăn ảnh 1Người cao tuổi rất dễ mắc phải tình trạng chán ăn. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến người cao tuổi chán ăn?

Các giác quan không còn nhanh nhạy, thị lực suy giảm, thính giác suy kém nên khó khăn trong việc nhận định mùi, cũng không xác định được thức ăn đó có hợp khẩu vị hay không nên người cao tuổi bị mất hứng thú ăn uống.

Các vấn đề về răng miệng: chân răng bắt đầu yếu, răng bị lung lay, có thể gây viêm lợi, mưng mủ nướu răng gây khó khăn cho việc nhai nhuyễn, hơn nữa còn làm cho người cao tuổi sợ nhai vì đau nên chỉ nhai qua loa rồi nuốt, dễ bị các bệnh về tiêu hóa và dạ dày hơn.

Nguyên nhân khác có thể là do người cao tuổi mắc một số bệnh như bệnh thoái hóa khớp, gút, tăng mỡ máu, bệnh đường tiêu hóa… khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn dẫn đến chán ăn. Hơn nữa, các loại bệnh này thường phải dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa như khiến người cao tuổi đầy hơi, chướng bụng hoặc tác động đến chức năng gan gây tiêu hóa khó khăn.

Nếu người cao tuổi đang dùng các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ, chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi…, cảm giác ăn uống cũng sẽ suy giảm nên chỉ ăn rất ít hoặc bỏ dỡ bữa ăn, thậm chí có người thường xuyên chỉ ăn một ít, bỏ dở bữa ăn.

Trường hợp khác, người cao tuổi có thể chán ăn vì đang trong tình trạng mắc chứng trầm cảm, không chú ý gì đến mọi hiện tượng, kể cả việc ăn uống.

Những lưu ý về dinh dưỡng bạn cần biết khi người cao tuổi bị biếng ăn ảnh 2Vinamilk Sure Prevent cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người cao tuổi. (Ảnh minh họa)

Giúp người cao tuổi khắc phục chứng biếng ăn

Để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang mắc chứng chán ăn, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp, hãy tuân theo sự tư vấn và điều trị của bác sĩ chữa trị. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp người cao tuổi khắc phục bằng những việc sau: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Hãy nhắc nhở người cao tuổi không nên ăn quá no, không ăn mặn, hãy hạn chế ăn nhiều mỡ và da của các loại động vật.

Người cao tuổi cần ăn nhiều bữa trong ngày, nên chia nhỏ thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu; Chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên. Ăn nhiều rau xanh, ăn tối thiểu 3 lần cá thay cho thịt/tuần và thay thế ăn thịt đỏ (trâu, bò, chó), bằng thịt trắng (thịt nạc lợn, gà).

Hãy thường xuyên động viên, chăm sóc tận tình bằng cách chế biến những món ăn phù hợp với sở thích, khẩu vị của người cao tuổi. Một khi người cao tuổi vui vẻ thì cảm giác ngon miệng cũng sẽ tăng lên.

Khuyến khích người cao tuổi thường xuyên vận động thân thể bằng những hình thức phù hợp với sức khỏe, tận dụng mọi cơ hội để hoạt động tay chân và cả trí não. Chọn cho người cao tuổi loại sữa có bổ sung Kẽm, Lysin để tăng cảm giác ngon miệng trở lại.

Cần lưu ý rằng chán ăn có thể khiến người cao tuổi dễ bị thiếu chất, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng suy giảm. Vậy nên, để chăm sóc người già mắc chứng chán ăn, điều quan trọng là bạn cần giúp họ bổ sung cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách dùng sữa dành cho người già ăn uống kém.

Tốt nhất nên chọn loại sữa có bổ sung Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc, đồng thời kết hợp các Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục