Ngày 7/11, Nigeria đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi Mỹ cảnh báo về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công mới ở quốc gia này.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh tình hình Nigeria trở nên căng thẳng sau làn sóng tấn công xảy ra sáng 4/11 ở hai thành phố Borno và Damaturu ở miền Bắc làm ít nhất 150 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Cảnh báo khẩn của Đại sứ quán Mỹ tại Nigeria đã khuyến cáo các công dân Mỹ đang sống tại nước này về nguy cơ xảy ra đánh bom nhằm vào các khách sạn sang trọng ở thủ đô Abuja. Theo sứ quán Mỹ, Boko Haram, nhóm Hồi giáo đã thừa nhận thực hiện các vụ tấn công ngày 4/11, có thể đánh bom các khách sạn như Sheraton, Hilton và Nicon Luxury tại Abugia trong dịp nghỉ lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Đại sứ quán Mỹ đã khuyến cáo các nhân viên không nên tới các khách sạn kể trên, các công dân Mỹ cần tăng cường cảnh giác và tất cả các sự kiện có liên quan tới người Mỹ tại các khu vực trên đã bị hủy. Trước đó một ngày, sứ quán Anh cũng đã cảnh báo nguy cơ gia tăng các vụ tấn công khủng bố trong dịp lễ Eid al-Adha và yêu cầu công dân của mình đề cao cảnh giác.
Người phát ngôn cảnh sát quốc gia Nigeria cho biết lực lượng cảnh sát đã được đặt trong tình trạng báo động đỏ, tất cả các khu vực, đặc biệt là Abugia, đang được giám sát chặt chẽ. Tại các khách sạn bị khuyến cáo có nguy cơ xảy ra khủng bố, lực lượng cảnh sát cũng đã được triển khai song song với hoạt động kiểm tra an ninh nội bộ.
Binh lính có vũ trang cũng đã chặn và khám xét tất cả những ôtô di chuyển gần các khách sạn và tòa nhà ngân hàng trung ương ở thủ đô.
Trước đó, khoảng 13.000 cảnh sát và thành viên đội đặc nhiệm chống khủng bố cũng đã được triển khai đến các ngôi đền, nhà thờ và các vị trí chiến lược khác trên khắp thủ đô trong ngày 6/11.
Tại Damaturu, hàng nghìn tín đồ Hồi giáo đã tiến hành cầu nguyện nhân dịp lễ Eid al-Adha tại một địa điểm công khai, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát có vũ trang. Thành phố này, bị đặt trong tình trạng giới nghiêm kể từ sau loạt tấn công khủng bố ngày 4/11, đã trở nên khá yên tĩnh do nhiều cửa hàng đóng cửa và người dân hạn chế ra đường.
Nigeria có hơn 160 triệu dân chủ yếu là thuộc cộng đồng Hồi giáo ở miền Bắc và Thiên chúa giáo sống ở miền Nam. Boko Haram là tổ chức Hồi giáo cấp tiến đòi thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Bắc Nigeria. Tổ chức này đã từng bị lực lượng chính phủ đánh bại trong một cuộc nổi dậy hồi năm 2009./.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh tình hình Nigeria trở nên căng thẳng sau làn sóng tấn công xảy ra sáng 4/11 ở hai thành phố Borno và Damaturu ở miền Bắc làm ít nhất 150 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Cảnh báo khẩn của Đại sứ quán Mỹ tại Nigeria đã khuyến cáo các công dân Mỹ đang sống tại nước này về nguy cơ xảy ra đánh bom nhằm vào các khách sạn sang trọng ở thủ đô Abuja. Theo sứ quán Mỹ, Boko Haram, nhóm Hồi giáo đã thừa nhận thực hiện các vụ tấn công ngày 4/11, có thể đánh bom các khách sạn như Sheraton, Hilton và Nicon Luxury tại Abugia trong dịp nghỉ lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Đại sứ quán Mỹ đã khuyến cáo các nhân viên không nên tới các khách sạn kể trên, các công dân Mỹ cần tăng cường cảnh giác và tất cả các sự kiện có liên quan tới người Mỹ tại các khu vực trên đã bị hủy. Trước đó một ngày, sứ quán Anh cũng đã cảnh báo nguy cơ gia tăng các vụ tấn công khủng bố trong dịp lễ Eid al-Adha và yêu cầu công dân của mình đề cao cảnh giác.
Người phát ngôn cảnh sát quốc gia Nigeria cho biết lực lượng cảnh sát đã được đặt trong tình trạng báo động đỏ, tất cả các khu vực, đặc biệt là Abugia, đang được giám sát chặt chẽ. Tại các khách sạn bị khuyến cáo có nguy cơ xảy ra khủng bố, lực lượng cảnh sát cũng đã được triển khai song song với hoạt động kiểm tra an ninh nội bộ.
Binh lính có vũ trang cũng đã chặn và khám xét tất cả những ôtô di chuyển gần các khách sạn và tòa nhà ngân hàng trung ương ở thủ đô.
Trước đó, khoảng 13.000 cảnh sát và thành viên đội đặc nhiệm chống khủng bố cũng đã được triển khai đến các ngôi đền, nhà thờ và các vị trí chiến lược khác trên khắp thủ đô trong ngày 6/11.
Tại Damaturu, hàng nghìn tín đồ Hồi giáo đã tiến hành cầu nguyện nhân dịp lễ Eid al-Adha tại một địa điểm công khai, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát có vũ trang. Thành phố này, bị đặt trong tình trạng giới nghiêm kể từ sau loạt tấn công khủng bố ngày 4/11, đã trở nên khá yên tĩnh do nhiều cửa hàng đóng cửa và người dân hạn chế ra đường.
Nigeria có hơn 160 triệu dân chủ yếu là thuộc cộng đồng Hồi giáo ở miền Bắc và Thiên chúa giáo sống ở miền Nam. Boko Haram là tổ chức Hồi giáo cấp tiến đòi thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Bắc Nigeria. Tổ chức này đã từng bị lực lượng chính phủ đánh bại trong một cuộc nổi dậy hồi năm 2009./.
(TTXVN/Vietnam+)