Ngày 23/3, Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates đã từ chức ngay sau khi kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới của ông không được quốc hội nước này thông qua.
Tại cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội, tất cả năm đảng đối lập - chiếm đa số trong Quốc hội 230 ghế, đã bác bỏ kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới được ông Socrates đưa ra ngày 11/3 vừa qua.
Năm ngoái, ông Socrates đã thuyết phục được Quốc hội thông qua ba kế hoạch cắt giảm chi tiêu liên tiếp. Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm chi tiêu thứ tư này của ông đã không giải tỏa được nỗi lo về nguy cơ Bồ Đào Nha sẽ theo chân Hy Lạp và Ireland xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU).
Giới phân tích cho rằng sự ra đi của người đứng đầu Chính phủ Bồ Đào Nha trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay càng đẩy Lisbon đến gần hơn với nguy cơ phải xin bảo lãnh vỡ nợ công khi mức nợ công của Bồ Đào Nha trong năm nay dự kiến lên gần 88% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nước này đang cần huy động 9 tỷ euro (gần 13 tỷ USD) để thanh toán nợ vào thời hạn chót 15/6 tới.
Tổng thống Bồ Đào Nha Anibal Cavaco Silva sắp tới có thể mời các đảng trong Quốc hội thành lập chính phủ liên hiệp, hoặc giải tán cơ quan lập pháp để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Thủ tướng Bồ Đào Nha là quan chức cấp cao đầu tiên trong EU từ chức vì vấn đề nợ công và diễn biến này có thể làm chệch hướng kết quả Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), diễn ra trong các ngày 24 và 25/3 nhằm hoàn tất gói biện pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay trong Khu vực đồng euro.
Ngay sau khi ông Socrates tuyên bố từ chức, đồng euro đã giảm giá mạnh so với đồng USD, với một euro đổi được 1,4083 USD trong các giao dịch lúc 4 giờ sáng 24/3 (giờ Việt Nam) so với mức 1,196 USD trước đó một ngày./.
Tại cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội, tất cả năm đảng đối lập - chiếm đa số trong Quốc hội 230 ghế, đã bác bỏ kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới được ông Socrates đưa ra ngày 11/3 vừa qua.
Năm ngoái, ông Socrates đã thuyết phục được Quốc hội thông qua ba kế hoạch cắt giảm chi tiêu liên tiếp. Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm chi tiêu thứ tư này của ông đã không giải tỏa được nỗi lo về nguy cơ Bồ Đào Nha sẽ theo chân Hy Lạp và Ireland xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU).
Giới phân tích cho rằng sự ra đi của người đứng đầu Chính phủ Bồ Đào Nha trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay càng đẩy Lisbon đến gần hơn với nguy cơ phải xin bảo lãnh vỡ nợ công khi mức nợ công của Bồ Đào Nha trong năm nay dự kiến lên gần 88% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nước này đang cần huy động 9 tỷ euro (gần 13 tỷ USD) để thanh toán nợ vào thời hạn chót 15/6 tới.
Tổng thống Bồ Đào Nha Anibal Cavaco Silva sắp tới có thể mời các đảng trong Quốc hội thành lập chính phủ liên hiệp, hoặc giải tán cơ quan lập pháp để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Thủ tướng Bồ Đào Nha là quan chức cấp cao đầu tiên trong EU từ chức vì vấn đề nợ công và diễn biến này có thể làm chệch hướng kết quả Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), diễn ra trong các ngày 24 và 25/3 nhằm hoàn tất gói biện pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay trong Khu vực đồng euro.
Ngay sau khi ông Socrates tuyên bố từ chức, đồng euro đã giảm giá mạnh so với đồng USD, với một euro đổi được 1,4083 USD trong các giao dịch lúc 4 giờ sáng 24/3 (giờ Việt Nam) so với mức 1,196 USD trước đó một ngày./.
(TTXVN/Vietnam+)