Cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn là nguyên nhân chính kéo tỷ giá đồng euro giảm xuống so với đồng USD trong phiên giao dịch ngày 15/11, khiến mối lo ngại về tương lai của liên minh gồm 17 quốc gia này ngày càng gia tăng.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3597 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3629 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (14/11) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng mất giá so với đồng yen của Nhật Bản khi giảm từ mức 105,07 yen/euro xuống còn 104,87 yen/euro. Trong khi đó, đồng USD lại đi lên so với đồng nội tệ của Nhật Bản, tăng từ mức 77,09 yen/USD lên 77,12 yen/USD.
Lòng tin của giới đầu tư bị tổn thương nghiêm trọng sau khi đại đa số đại biểu tham dự Đại hội Đảng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã biểu quyết thông qua đề nghị của Ban chấp hành Liên bang, trong đó kêu gọi bảo vệ khu vực đồng euro với tư cách tổng thể, song cũng tạo điều kiện cho những nước nợ kinh niên có thể tự nguyện rời bỏ khu vực đồng euro mà không cần rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Với quyết định này, CDU thể hiện sự cách biệt với đảng anh em là CSU, một đảng đe dọa khai trừ những nước gây khủng hoảng ra khỏi đồng tiền chung euro.
Thông tin này khiến thị trường tiền tệ, vốn dễ biến động, lại càng trở nên “hoang mang” hơn, phản ánh qua việc lãi suất trái phiếu Chính phủ của Italy và Tây Ban Nha đã tăng lên đáng kể. Mới đây, Chính phủ Italy vừa cho đấu thầu gói trái phiếu Chính phủ nước này trị giá 3 tỷ euro (4,1 tỷ USD). Tuy nhiên, Italy phải chịu mức lãi suất lên tới 6,29%, tăng mạnh so với mức tương ứng 5,32% trong tháng 10/2011, do những hoài nghi về khả năng thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nước này. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha cũng tăng lên trên 6%.
Cũng trong phiên 15/11, “đồng bạc xanh” đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, tăng so với đồng won của Hàn Quốc, đồng Đài tệ của Đài Loan, rupiah của Indonesia, peso của Philipines, SGD của Singapore và baht của Thái Lan./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ở mức 1,3597 USD đổi 1 euro, giảm so với mức tương ứng 1,3629 USD/euro vào cuối phiên hôm trước (14/11) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng mất giá so với đồng yen của Nhật Bản khi giảm từ mức 105,07 yen/euro xuống còn 104,87 yen/euro. Trong khi đó, đồng USD lại đi lên so với đồng nội tệ của Nhật Bản, tăng từ mức 77,09 yen/USD lên 77,12 yen/USD.
Lòng tin của giới đầu tư bị tổn thương nghiêm trọng sau khi đại đa số đại biểu tham dự Đại hội Đảng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã biểu quyết thông qua đề nghị của Ban chấp hành Liên bang, trong đó kêu gọi bảo vệ khu vực đồng euro với tư cách tổng thể, song cũng tạo điều kiện cho những nước nợ kinh niên có thể tự nguyện rời bỏ khu vực đồng euro mà không cần rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Với quyết định này, CDU thể hiện sự cách biệt với đảng anh em là CSU, một đảng đe dọa khai trừ những nước gây khủng hoảng ra khỏi đồng tiền chung euro.
Thông tin này khiến thị trường tiền tệ, vốn dễ biến động, lại càng trở nên “hoang mang” hơn, phản ánh qua việc lãi suất trái phiếu Chính phủ của Italy và Tây Ban Nha đã tăng lên đáng kể. Mới đây, Chính phủ Italy vừa cho đấu thầu gói trái phiếu Chính phủ nước này trị giá 3 tỷ euro (4,1 tỷ USD). Tuy nhiên, Italy phải chịu mức lãi suất lên tới 6,29%, tăng mạnh so với mức tương ứng 5,32% trong tháng 10/2011, do những hoài nghi về khả năng thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nước này. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha cũng tăng lên trên 6%.
Cũng trong phiên 15/11, “đồng bạc xanh” đi lên so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, tăng so với đồng won của Hàn Quốc, đồng Đài tệ của Đài Loan, rupiah của Indonesia, peso của Philipines, SGD của Singapore và baht của Thái Lan./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)