Ngày 17/12, Chính phủ Anh cho biết Nữ hoàng Elizabeth II sẽ tham dự một cuộc họp của Nội các và đây là lần đầu tiên bà có mặt trong cuộc họp như vậy.
Xét về mặt lịch sử và hiến pháp, Hoàng gia thường chủ trì những cuộc họp của nội các Anh. Nhưng người cuối cùng thực hiện quyền này là Nữ hoàng Victoria, kỵ của Nữ hoàng Elizabeth, người đã qua đời hồi năm 1901.
Nữ hoàng 86 tuổi sẽ tới tư dinh của Thủ tướng ở phố Downing để nhận một món quà mừng 60 năm cầm quyền do nội các trao tặng và bà cũng sẽ tham dự cuộc họp với tư cách nhà quan sát.
Các cuộc họp nội các thường kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi và Nữ hoàng sẽ dự khoảng 30 phút, Điện Buckingham cho biết.
Nữ hoàng sẽ ngồi ở vị trí giữa bàn, với Thủ tướng David Cameron ở bên phải bà và Ngoại trưởng William Hague ở bên trái.
Bình thường Thủ tướng luôn ngồi giữa bàn Nội các với phần lưng quay về phái lò sưởi. Chiếc ghế bọc da của ông là chiếc duy nhất có chỗ để tay trong phòng họp. Chiếc bàn họp màu xanh, hình thuyền đã được sử dụng từ thời Harold Macmillan, người nắm ghế Thủ tướng từ năm 1957 tới năm 1963, để tiện bề giám sát các bộ trưởng.
Văn phòng Thủ tướng cũng đã gửi tin nhắn lên Twitter thông báo việc Nữ hoàng sẽ tham gia họp Nội các và nhận quà mừng.
Nữ hoàng Elizabeth đã tới phố Downing vài lần trong thời gian cầm quyền, gần đây nhất là vào tháng 7 để ăn trưa mừng 60 năm cầm quyền trong bữa tiệc do Thủ tướng Cameron tổ chức, với sự tham dự của các cựu Thủ tướng Gordon Brown, Tony Blair và John Major.
Dưới thời bà cầm quyền đã có 12 đời Thủ tướng lãnh đạo nước Anh, người đầu tiên là Winston Churchill. Tuy nhiên, bà chưa từng tham dự một cuộc họp của Nội các, nơi các bộ trưởng bàn những vấn đề trọng đại trong ngày.
"Về mặt lịch sử, hoàng gia thường chủ trì cuộc họp Nội các. Họ không còn làm vậy, nhưng hiến pháp không cấm việc tham dự cuộc họp Nội các, dù rằng hoàng gia không thực hiện quyền này trong thời gian gần đây," một phát ngôn viên Điện Buckingham nói.
Dù Nữ hoàng Elizabeth là người đứng đầu nhà nước Anh, vai trò của bà chỉ mang tiếng hình thức và hoàng gia luôn giữ vai trò trung lập trong các vấn đề chính trị.
Hàng tuần bà đều có một cuộc tiếp kiến với Thủ tướng và tại đó, bà có quyền, nghĩa vụ bày tỏ quan điểm về các vấn đề của chính quyền. Không ai được hiện diện trong buổi tiếp kiến này, không một thông tin nào được ghi lại và nội dung buổi tiếp kiến cũng không bao giờ được bàn thảo thêm.
Trong ngày 18/12, Nữ hoàng cũng sẽ thăm Bộ Ngoại giao, vốn nằm ở một khu vực khác của phố Downing./.
Xét về mặt lịch sử và hiến pháp, Hoàng gia thường chủ trì những cuộc họp của nội các Anh. Nhưng người cuối cùng thực hiện quyền này là Nữ hoàng Victoria, kỵ của Nữ hoàng Elizabeth, người đã qua đời hồi năm 1901.
Nữ hoàng 86 tuổi sẽ tới tư dinh của Thủ tướng ở phố Downing để nhận một món quà mừng 60 năm cầm quyền do nội các trao tặng và bà cũng sẽ tham dự cuộc họp với tư cách nhà quan sát.
Các cuộc họp nội các thường kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi và Nữ hoàng sẽ dự khoảng 30 phút, Điện Buckingham cho biết.
Nữ hoàng sẽ ngồi ở vị trí giữa bàn, với Thủ tướng David Cameron ở bên phải bà và Ngoại trưởng William Hague ở bên trái.
Bình thường Thủ tướng luôn ngồi giữa bàn Nội các với phần lưng quay về phái lò sưởi. Chiếc ghế bọc da của ông là chiếc duy nhất có chỗ để tay trong phòng họp. Chiếc bàn họp màu xanh, hình thuyền đã được sử dụng từ thời Harold Macmillan, người nắm ghế Thủ tướng từ năm 1957 tới năm 1963, để tiện bề giám sát các bộ trưởng.
Văn phòng Thủ tướng cũng đã gửi tin nhắn lên Twitter thông báo việc Nữ hoàng sẽ tham gia họp Nội các và nhận quà mừng.
Nữ hoàng Elizabeth đã tới phố Downing vài lần trong thời gian cầm quyền, gần đây nhất là vào tháng 7 để ăn trưa mừng 60 năm cầm quyền trong bữa tiệc do Thủ tướng Cameron tổ chức, với sự tham dự của các cựu Thủ tướng Gordon Brown, Tony Blair và John Major.
Dưới thời bà cầm quyền đã có 12 đời Thủ tướng lãnh đạo nước Anh, người đầu tiên là Winston Churchill. Tuy nhiên, bà chưa từng tham dự một cuộc họp của Nội các, nơi các bộ trưởng bàn những vấn đề trọng đại trong ngày.
"Về mặt lịch sử, hoàng gia thường chủ trì cuộc họp Nội các. Họ không còn làm vậy, nhưng hiến pháp không cấm việc tham dự cuộc họp Nội các, dù rằng hoàng gia không thực hiện quyền này trong thời gian gần đây," một phát ngôn viên Điện Buckingham nói.
Dù Nữ hoàng Elizabeth là người đứng đầu nhà nước Anh, vai trò của bà chỉ mang tiếng hình thức và hoàng gia luôn giữ vai trò trung lập trong các vấn đề chính trị.
Hàng tuần bà đều có một cuộc tiếp kiến với Thủ tướng và tại đó, bà có quyền, nghĩa vụ bày tỏ quan điểm về các vấn đề của chính quyền. Không ai được hiện diện trong buổi tiếp kiến này, không một thông tin nào được ghi lại và nội dung buổi tiếp kiến cũng không bao giờ được bàn thảo thêm.
Trong ngày 18/12, Nữ hoàng cũng sẽ thăm Bộ Ngoại giao, vốn nằm ở một khu vực khác của phố Downing./.
Linh Vũ (Vietnam+)