Nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường

Chiến lược của ông Trump là tăng cường sức ép và "giảm bớt các điều kiện thuận lợi." Và ông muốn nước Mỹ chuẩn bị để đối mặt với những hiểm họa mà một ngày đó có thể xảy ra.
Nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng nationalinterest.org, ông Donald Trump không phải là kẻ hiếu chiến, và cũng không phải là người theo chủ nghĩa biệt lập.

Chiến lược của ông là tăng cường sức ép và "giảm bớt các điều kiện thuận lợi." Và ông muốn nước Mỹ chuẩn bị để đối mặt với những hiểm họa mà một ngày đó có thể xảy ra.

Hãy quên việc chứng tỏ mình là một người can đảm đi! Nước Mỹ cần một cơ thể rắn chắc cho kỷ nguyên cạnh tranh giữa các siêu cường đang hình thành.

Dueck, một người từng chống đối Trump, mở đầu và kết thúc cuốn sách "Age odd Iron" của mình bằng sự khẳng định gây ngạc nhiên về các nhà lập quốc Mỹ, theo đó (George) Washington, (Thomas) Jefferson và phần còn lại của nhóm "Hamilton" có thể hết sức hài lòng với các chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump.

Quan trọng hơn, Dueck cho rằng các chính sách của ông Trump sẽ giúp nước Mỹ trong thế kỷ 21 đối phó hiệu quả với những mối đe dọa hiện đại do các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên gây ra.

[Những kịch bản chi phối các trục quan hệ trong một thế giới đa cực]

Dueck lập luận rằng khi nước Mỹ mở cửa cho thương mại, "chủ nghĩa dân tộc bảo thủ" về cơ bản là chính sách đối ngoại của Mỹ. Trở lại thời kỳ đó, họ chỉ gọi đó là chủ nghĩa dân tộc.

Chủ nghĩa dân tộc bao gồm một tín ngưỡng công dân được chia sẻ. Những người lập quốc của nước Mỹ có niềm tin vào luật pháp, tự do cá nhân, tự do doanh nghiệp, bình đẳng và quyền lực lãnh đạo bị hạn chế. Họ tin vào quyền của người dân. Và họ mong đợi chính sách đối ngoại sẽ thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ. Họ coi nhóm lập quốc soạn thảo ra các nguyên tắc và chính sách là độc nhất và ngoại lệ, và nước Mỹ là "quốc gia đặc biệt."

Dueck không cho rằng tính chính thống Mỹ đòi hỏi một chính sách đối ngoại phù hợp với tất cả. George Washington đã vận động để nước Mỹ không "tham gia liên minh," không phải vì ông là một người theo chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa biệt lập, mà vì ông nhận ra sự nguy hiểm của một nước Cộng hòa non trẻ bị lôi kéo vào các cuộc tranh giành quyền lực không ngừng ở châu Âu.

Ngược lại, sau Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, William McKinley đã trở thành một người theo chủ nghĩa đế quốc bất đắc dĩ, thôn tính Philippines vì các quan chức Mỹ khi đó tin rằng họ cần một chỗ đứng ở Thái Bình Dương để bảo vệ lợi ích của họ ở châu Á trước người Nhật và người châu Âu ở Trung Quốc.

Trong những năm qua, một số tổng thống (Mỹ) đã cảnh báo rằng một số vị tổng thống khác đã thu hẹp vai trò của nước Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, tất cả bọn họ đều theo đuổi các chính sách đối ngoại bắt nguồn từ niềm tin căn bản vào chủ nghĩa dân tộc được nuôi dưỡng bởi các nhà lập quốc Mỹ.

Theo Dueck, sự phá vỡ nguyên tắc lớn xảy ra dưới thời Woodrow Wilson. Khi Wilson chứng kiến cảnh nhà nước độc lập thấm thía hậu quả của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ông đã chấp nhận chủ nghĩa quốc tế như một chiếc phao cứu sinh. Điều này đã làm nổ ra cuộc tranh cãi lớn giữa hai phe liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ, đặt những người theo chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa dân túy chống lại nhóm mà Dueck gọi là những người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ, những người bám vào chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ.

Cuốn "Age of Iron" của Dueck dành nhiều trang để phân tích nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Cuốn sách kết luận rằng, mặc dù tài hùng biện của ông Trump có thể biến ông thành người theo chủ nghĩa dân túy, nhưng chính sách của Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ phù hợp trong phạm vi chính sách đối ngoại bảo thủ truyền thống.

Ông Trump không phải là kẻ hiếu chiến và cũng không phải là người theo chủ nghĩa biệt lập. Chiến lược của ông là tăng cường sức ép và "giảm bớt các điều kiện thuận lợi." Ông cho phe bên kia thấy rằng nước Mỹ dễ bị tổn thương trong trò chơi này, và sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình; sau đó, nếu phe chống đối nhận ra sự hợp lý, ông sẽ thỏa thuận với họ - nếu có thể đạt được một thỏa thuận tốt.

Trên thực tế, Dueck nhận thấy ông Trump đang làm những gì mà đại đa số những người bảo thủ Mỹ muốn. Họ chắc sẽ không từ bỏ tổng thống của họ. Mặt khác, không có gì đảm bảo nước Mỹ sẽ đi về đâu.

Quốc gia cũng có thể chuyển hướng sang chủ nghĩa biệt lập hoặc đi theo chủ nghĩa toàn cầu. Nhưng, "Age of Iron" kết luận, rất có thể chúng ta sẽ đi trên con đường chúng ta đang đi.

Dueck nhận thấy rằng điều đó được hoan nghênh, bởi vì ông thấy công thức của Trump về can dự và gây sức ép một cách khôn ngoan là sự kết hợp đúng đắn để đấu tranh trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục