Ngày 14/9, Viện nghiên cứu Brookings có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ đã công bố một báo cáo cho biết căn bệnh béo phì gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ ít nhất 215 tỷ USD mỗi năm nếu tính cả những tác động trực tiếp và gián tiếp.
Theo báo cáo trên, các chi phí chăm sóc y tế hàng năm đối với những người trưởng thành bị béo phì lên tới khoảng 147 tỷ USD, còn đối với các trẻ em bị béo phì khoảng 14,3 tỷ USD. Trong khi đó, thiệt hại kinh tế do mất năng suất lao động do ảnh hưởng của bệnh béo phì trung bình khoảng 66 tỷ USD.
"Các chi phí chăm sóc y tế đã tăng mạnh trong vòng một thập kỷ qua và có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai do tỷ lệ những người thừa cân và béo phì ở Mỹ cũng gia tăng nhanh chóng," báo cáo cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài những chi phí trực tiếp, thì các chi phí gián tiếp của bệnh béo phì bao gồm việc mất năng suất lao động, sự ốm yếu hay chết sớm. Ngoài ra, các chi phí vận tải cũng có thể cao hơn do những người béo phì thường có trọng lượng cao hơn nhiều so với bình thường.
Báo cáo cũng cho rằng béo phì đã trở thành một đại dịch phổ biến trên toàn cầu. Năm 2002, có gần 500 triệu người bị thừa cân trên toàn thế giới. Tại nước Mỹ, có hơn 2/3 những người trưởng thành hiện đang thừa cân, bao gồm 1/3 người là béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng.
Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23.
Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp... và ung thư./.
Theo báo cáo trên, các chi phí chăm sóc y tế hàng năm đối với những người trưởng thành bị béo phì lên tới khoảng 147 tỷ USD, còn đối với các trẻ em bị béo phì khoảng 14,3 tỷ USD. Trong khi đó, thiệt hại kinh tế do mất năng suất lao động do ảnh hưởng của bệnh béo phì trung bình khoảng 66 tỷ USD.
"Các chi phí chăm sóc y tế đã tăng mạnh trong vòng một thập kỷ qua và có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai do tỷ lệ những người thừa cân và béo phì ở Mỹ cũng gia tăng nhanh chóng," báo cáo cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài những chi phí trực tiếp, thì các chi phí gián tiếp của bệnh béo phì bao gồm việc mất năng suất lao động, sự ốm yếu hay chết sớm. Ngoài ra, các chi phí vận tải cũng có thể cao hơn do những người béo phì thường có trọng lượng cao hơn nhiều so với bình thường.
Báo cáo cũng cho rằng béo phì đã trở thành một đại dịch phổ biến trên toàn cầu. Năm 2002, có gần 500 triệu người bị thừa cân trên toàn thế giới. Tại nước Mỹ, có hơn 2/3 những người trưởng thành hiện đang thừa cân, bao gồm 1/3 người là béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng.
Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23.
Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp... và ung thư./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)