Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh cho thấy, một người hít phải khói bụi thải ra từ các phương tiện giao thông với liều lượng cao có nguy cơ bị đau tim tăng 1,3% trong 6 tiếng đầu tiên.
Các nhà khoa học trường Đại học Vệ sinh và Y tế Nhiệt đới London còn phát hiện thủ phạm chính gây ra tình trạng này là các phân tử ô nhiễm có tên PM10 và khí ôxít nitơ (NO2) thường tìm thấy trong khí thải ôtô.
Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 80.000 bệnh nhân tim mạch sống ở 15 vùng đô thị ở England và xứ Wales thuộc nước Anh.
Các nhà nghiên cứu khẳng định các phần tử ô nhiễm mặc dù không trực tiếp gây ra tình trạng trụy tim, song có thể làm gia tăng nguy cơ này. Tuy nhiên, sau 6 tiếng trở đi nguy cơ trụy tim sẽ lại giảm xuống mức bình thường.
Giáo sư Jeremy Pearson thuộc tổ chức từ thiện “Trái tim nước Anh” cho rằng nguyên nhân có thể là do các phần tử ô nhiễm làm máu “cô đặc hơn,” dễ bị vón cục và dẫn tới trụy tim.
“Lời khuyên cho các bệnh nhân tim mạch là: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim, hãy tránh tiếp xúc lâu ở những nơi có khả năng bị ô nhiễm giao thông cao, chẳng hạn gần các con phố đông đúc,” ông Pearson nói.
Báo cáo môi trường của Hạ viện Anh mới đây cho biết tình trạng ô nhiễm không khí có thể là thủ phạm gây ra tới 50.000 vụ tử vong ở Anh mỗi năm. Đây cũng là tác nhân làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân Anh từ 7-8 tháng./.
Các nhà khoa học trường Đại học Vệ sinh và Y tế Nhiệt đới London còn phát hiện thủ phạm chính gây ra tình trạng này là các phân tử ô nhiễm có tên PM10 và khí ôxít nitơ (NO2) thường tìm thấy trong khí thải ôtô.
Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 80.000 bệnh nhân tim mạch sống ở 15 vùng đô thị ở England và xứ Wales thuộc nước Anh.
Các nhà nghiên cứu khẳng định các phần tử ô nhiễm mặc dù không trực tiếp gây ra tình trạng trụy tim, song có thể làm gia tăng nguy cơ này. Tuy nhiên, sau 6 tiếng trở đi nguy cơ trụy tim sẽ lại giảm xuống mức bình thường.
Giáo sư Jeremy Pearson thuộc tổ chức từ thiện “Trái tim nước Anh” cho rằng nguyên nhân có thể là do các phần tử ô nhiễm làm máu “cô đặc hơn,” dễ bị vón cục và dẫn tới trụy tim.
“Lời khuyên cho các bệnh nhân tim mạch là: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim, hãy tránh tiếp xúc lâu ở những nơi có khả năng bị ô nhiễm giao thông cao, chẳng hạn gần các con phố đông đúc,” ông Pearson nói.
Báo cáo môi trường của Hạ viện Anh mới đây cho biết tình trạng ô nhiễm không khí có thể là thủ phạm gây ra tới 50.000 vụ tử vong ở Anh mỗi năm. Đây cũng là tác nhân làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân Anh từ 7-8 tháng./.
Vũ Hội/London (Vietnam+)