"Kỷ nguyên Obama 1.0" đã chính thức khép lại sau khi đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện. Trong những tuần tới, vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ sẽ có một số điều chỉnh và sửa đổi trong chính sách.
Dư luận đánh giá ông sẽ chú trọng hơn tới các vấn đề đối ngoại - vốn là lựa chọn số một của các đời tổng thống Mỹ khi bị thất bại trong bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đầu.
Vậy các vấn đề quốc tế sẽ được Tổng thống Barack Obama xử lý ra sao trong kỷ nguyên hậu bầu cử (Obama 2.0) khi mà đảng Dân chủ của ông không còn độc chiếm cơ quan lập pháp?
Những thách thức với Barack Obama
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, các vấn đề quốc tế chỉ đóng vai trò mờ nhạt (ngay cả hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan cũng bị lãng quên), song sau ngày 2/11, nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại sẽ bị ảnh hưởng. Những người Cộng hòa nhiều khả năng sẽ thách thức tổng thống trong hàng loạt vấn đề đối ngoại như kiểm soát vũ khí, biến đổi khí hậu, chính sách Trung Đông, Trung Quốc và tất nhiên cả Afghanistan.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Obama lên đường công du châu Á chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Washington đang thúc đẩy chiến lược "tái can dự" mạnh mẽ và sâu rộng vào châu Á, khu vực đang trỗi dậy và được chính quyền Obama đánh giá là có vai trò quan trọng đối với an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ.
Ít nhất trong hai năm tới, chính sách của Mỹ đối với châu Á về cơ bản sẽ không thay đổi, trừ một số vấn đề cụ thể còn khúc mắc như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc và hồ sơ nhân quyền.
Trong bối cảnh dư luận Mỹ lo ngại trước các chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc - vốn bị cáo buộc đã cướp đi việc làm của nhiều người Mỹ, phe Cộng hòa sẽ đòi chính quyền Obama gây sức ép mạnh hơn với Bắc Kinh. Họ cũng có thể đòi ông Obama hậu thuẫn cho các đồng minh của Mỹ ở châu Á trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hoặc gây sức ép để ông Obama đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước bảo trợ khủng bố.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa có thể đòi cung cấp thêm máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan (Trung Quốc) để cân bằng cán cân quân sự với Trung Quốc đại lục. Sự phản đối của Quốc hội đối với chính sách về Myanmar có thể cũng sẽ mạnh hơn, ngay cả khi vấn đề này ít được dư luận Mỹ quan tâm.
Trong vấn đề Trung Đông, sự suy yếu của đảng Dân chủ sẽ khiến ông Obama gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục Israel có quan điểm đàm phán mềm dẻo hơn. Nếu hòa đàm Trung Đông lại lâm vào ngõ cụt, ông Obama có thể sẽ quay sang tìm kiếm chiến thắng ngoại giao trong việc can dự với Iran dưới nhiều hình thức.
Từng chỉ trích Mỹ đã nhượng bộ quá nhiều khi ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Nga, đảng Cộng hòa cũng có thể ngăn cản tiến trình phê chuẩn hiệp ước này.
Trong vấn đề Afghanistan, ông Obama sẽ cần những lá phiếu của phe Cộng hòa - vốn chưa bao giờ chịu thỏa hiệp với Nhà Trắng trong hai năm qua - nếu muốn nhanh chóng kết thúc hồ sơ dai dẳng này.
Năm ngoái, kế hoạch tăng quân cho chiến trường Afghanistan của ông Obama đã được thông qua nhờ sự ủng hộ của hầu hết những người Cộng hòa, trong khi chính các thành viên đảng Dân chủ phản đối. Tuy nhiên, kế hoạch rút quân vào năm 2011 mà ông Obama ấp ủ lâu nay có thể sẽ bị các nghị sĩ Cộng hòa bác bỏ bởi đơn giản là bầu không khí chính trị không cho phép.
Obama cần chiến thắng trong chính sách đối ngoại
Với cuộc tổng tuyển cử 2012 đang tới gần, đảng Cộng hòa sẽ chẳng dại "tiếp tay" nâng cao hình ảnh của Tổng thống Obama. Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton đã tái cử tổng thống nhiệm kỳ hai sau khi đảng Dân chủ của ông cũng bị thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Vì thế, có lẽ phe Cộng hòa sẽ phải hành động thông minh hơn sau bầu cử.
Những hy vọng về một sự thay đổi trong chính sách thù địch của Mỹ đối với Cuba cũng tiêu tan sau ngày 2/11. Việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện cũng đồng nghĩa với việc dự luật cho phép các công dân Mỹ được tự do du lịch tới Cuba sẽ không được thông qua. Ngoài ra, lợi dụng mối lo ngại của cử tri về thâm hụt ngân sách, những người Cộng hòa có thể yêu cầu cắt giảm các chương trình viện trợ quốc tế.
Tuy nhiên, với cương vị tổng thống, ông Obama sẽ tiếp tục cầm cương trong chính sách đối ngoại. Một quan chức cấp cao đã tuyên bố rằng trong hệ thống chính trị Mỹ, chính sách đối ngoại là "lãnh địa của hành pháp" và điều này sẽ không thay đổi. Nhưng đảng Cộng hòa có thể làm khó Tổng thống Obama bằng cách trì hoãn phê chuẩn các quan chức ngoại giao do Tổng thống bổ nhiệm, mở hàng loạt cuộc điều trần và cản trở các chương trình chi tiêu của chính phủ.
Chiến dịch tranh cử tổng thống 2012 đã bắt đầu từ ngày 3/11 trong bối cảnh Nhà Trắng và Quốc hội đang bị các vấn đề trong nước chi phối. Sau thất bại vừa qua, ông Obama cần một chiến thắng trong chính sách đối ngoại để lấy lại uy tín và thay đổi bàn cờ chính trị hiện tại.
Tuy nhiên, nếu ông quá đặt trọng tâm vào đối ngoại trong khi kinh tế Mỹ vẫn không khởi sắc, ông sẽ phải trả giá bằng chính chiếc ghế tổng thống của mình./.
Dư luận đánh giá ông sẽ chú trọng hơn tới các vấn đề đối ngoại - vốn là lựa chọn số một của các đời tổng thống Mỹ khi bị thất bại trong bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đầu.
Vậy các vấn đề quốc tế sẽ được Tổng thống Barack Obama xử lý ra sao trong kỷ nguyên hậu bầu cử (Obama 2.0) khi mà đảng Dân chủ của ông không còn độc chiếm cơ quan lập pháp?
Những thách thức với Barack Obama
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, các vấn đề quốc tế chỉ đóng vai trò mờ nhạt (ngay cả hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan cũng bị lãng quên), song sau ngày 2/11, nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại sẽ bị ảnh hưởng. Những người Cộng hòa nhiều khả năng sẽ thách thức tổng thống trong hàng loạt vấn đề đối ngoại như kiểm soát vũ khí, biến đổi khí hậu, chính sách Trung Đông, Trung Quốc và tất nhiên cả Afghanistan.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Obama lên đường công du châu Á chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Washington đang thúc đẩy chiến lược "tái can dự" mạnh mẽ và sâu rộng vào châu Á, khu vực đang trỗi dậy và được chính quyền Obama đánh giá là có vai trò quan trọng đối với an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ.
Ít nhất trong hai năm tới, chính sách của Mỹ đối với châu Á về cơ bản sẽ không thay đổi, trừ một số vấn đề cụ thể còn khúc mắc như phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc và hồ sơ nhân quyền.
Trong bối cảnh dư luận Mỹ lo ngại trước các chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc - vốn bị cáo buộc đã cướp đi việc làm của nhiều người Mỹ, phe Cộng hòa sẽ đòi chính quyền Obama gây sức ép mạnh hơn với Bắc Kinh. Họ cũng có thể đòi ông Obama hậu thuẫn cho các đồng minh của Mỹ ở châu Á trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hoặc gây sức ép để ông Obama đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước bảo trợ khủng bố.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa có thể đòi cung cấp thêm máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan (Trung Quốc) để cân bằng cán cân quân sự với Trung Quốc đại lục. Sự phản đối của Quốc hội đối với chính sách về Myanmar có thể cũng sẽ mạnh hơn, ngay cả khi vấn đề này ít được dư luận Mỹ quan tâm.
Trong vấn đề Trung Đông, sự suy yếu của đảng Dân chủ sẽ khiến ông Obama gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục Israel có quan điểm đàm phán mềm dẻo hơn. Nếu hòa đàm Trung Đông lại lâm vào ngõ cụt, ông Obama có thể sẽ quay sang tìm kiếm chiến thắng ngoại giao trong việc can dự với Iran dưới nhiều hình thức.
Từng chỉ trích Mỹ đã nhượng bộ quá nhiều khi ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Nga, đảng Cộng hòa cũng có thể ngăn cản tiến trình phê chuẩn hiệp ước này.
Trong vấn đề Afghanistan, ông Obama sẽ cần những lá phiếu của phe Cộng hòa - vốn chưa bao giờ chịu thỏa hiệp với Nhà Trắng trong hai năm qua - nếu muốn nhanh chóng kết thúc hồ sơ dai dẳng này.
Năm ngoái, kế hoạch tăng quân cho chiến trường Afghanistan của ông Obama đã được thông qua nhờ sự ủng hộ của hầu hết những người Cộng hòa, trong khi chính các thành viên đảng Dân chủ phản đối. Tuy nhiên, kế hoạch rút quân vào năm 2011 mà ông Obama ấp ủ lâu nay có thể sẽ bị các nghị sĩ Cộng hòa bác bỏ bởi đơn giản là bầu không khí chính trị không cho phép.
Obama cần chiến thắng trong chính sách đối ngoại
Với cuộc tổng tuyển cử 2012 đang tới gần, đảng Cộng hòa sẽ chẳng dại "tiếp tay" nâng cao hình ảnh của Tổng thống Obama. Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton đã tái cử tổng thống nhiệm kỳ hai sau khi đảng Dân chủ của ông cũng bị thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Vì thế, có lẽ phe Cộng hòa sẽ phải hành động thông minh hơn sau bầu cử.
Những hy vọng về một sự thay đổi trong chính sách thù địch của Mỹ đối với Cuba cũng tiêu tan sau ngày 2/11. Việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện cũng đồng nghĩa với việc dự luật cho phép các công dân Mỹ được tự do du lịch tới Cuba sẽ không được thông qua. Ngoài ra, lợi dụng mối lo ngại của cử tri về thâm hụt ngân sách, những người Cộng hòa có thể yêu cầu cắt giảm các chương trình viện trợ quốc tế.
Tuy nhiên, với cương vị tổng thống, ông Obama sẽ tiếp tục cầm cương trong chính sách đối ngoại. Một quan chức cấp cao đã tuyên bố rằng trong hệ thống chính trị Mỹ, chính sách đối ngoại là "lãnh địa của hành pháp" và điều này sẽ không thay đổi. Nhưng đảng Cộng hòa có thể làm khó Tổng thống Obama bằng cách trì hoãn phê chuẩn các quan chức ngoại giao do Tổng thống bổ nhiệm, mở hàng loạt cuộc điều trần và cản trở các chương trình chi tiêu của chính phủ.
Chiến dịch tranh cử tổng thống 2012 đã bắt đầu từ ngày 3/11 trong bối cảnh Nhà Trắng và Quốc hội đang bị các vấn đề trong nước chi phối. Sau thất bại vừa qua, ông Obama cần một chiến thắng trong chính sách đối ngoại để lấy lại uy tín và thay đổi bàn cờ chính trị hiện tại.
Tuy nhiên, nếu ông quá đặt trọng tâm vào đối ngoại trong khi kinh tế Mỹ vẫn không khởi sắc, ông sẽ phải trả giá bằng chính chiếc ghế tổng thống của mình./.
Nguyệt Ánh (TTXVN/Vietnam+)