Sau "trận thắng đậm" trong cuộc bầu cử ngày 6/11, Tổng thống tái đắc cử Barack Omaba đã bắt tay ngay vào thực hiện những công việc còn dang dở trong nhiệm kỳ thứ nhất và những gì đã cam kết trong chiến dịch tái tranh cử.
Ông Obama có không ít tiền đề thuận lợi - đó chính là những thành tích kinh tế đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu, đặc biệt là sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng những hiệm vụ kinh tế trước mắt và trong 4 năm tới cũng rất nặng nề, chắc chắn sẽ đòi hỏi ông Obama phải có những nỗ lực to lớn gấp bội nhiệm kỳ đầu.
Có thể nói cử tri Mỹ đã trao cho ông Obama thêm bốn năm để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cải thiện tình hình kinh tế, tạo thêm việc làm.
Trong cuộc vận động tranh cử năm 2008, các chủ trương chính sách được cặp liên danh Barack Obama - Joseph Biden xác định là phục hồi kinh tế và củng cố vị trí số một của Mỹ. Biện pháp ông Obama đưa ra là thay đổi luật thuế, áp thuế cao hơn đối với các tập đoàn và tầng lớp giàu có để Chính phủ có thêm nguồn thu cho đầu tư, tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các nguồn năng lượng thay thế để tạo đà cho kinh tế Mỹ phát triển bền vững hơn nữa.
Sau bốn năm cầm quyền của ông Obama, kinh tế Mỹ đã từng bước thoát ra khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 70 năm qua, mặc dù đà phục hồi vẫn chưa thực sự vững chắc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 31 tháng liên tục, tạo thêm được 5,2 triệu việc làm.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vừa phải ở mức 2% trong quý 3/2012, sau khi tăng 1,3% trong quý Hai và 2% trong quý Một.
Những tháng gần đây, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống dưới 8%, một tín hiệu tốt cho thấy kinh tế nước này đang dần phục hồi. Tuy nhiên, Viện Kinh tế quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn tài chính có trụ sở tại Washington, dự báo nền kinh tế số một thế giới sẽ tiếp tục đà phục hồi chậm như hiện nay, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,6% trong năm 2012, trước khi tăng lên 2,3% năm 2013 và 2,8% năm 2014.
Dư luận có những quan điểm trái chiều về hiệu quả các gói kích thích kinh tế trong năm 2009 mà chính quyền Obama đã thực hiện cũng như nỗ lực cải cách hệ thống tài chính-ngân hàng. Tuy nhiên, ba năm trước, ông Obama đã có công giải cứu ngành chế tạo ô tô ở bang Ohio, nơi tập trung 1/8 số việc làm liên quan đến ngành công nghiệp này.
Bên cạnh đó, đạo luật cải cách y tế mà ông ban hành hồi năm 2010, theo đó mở rộng phạm vi bảo hiểm tới hầu hết những người dân Mỹ, cũng được đánh giá là một thay đổi lớn trong xã hội Mỹ trong hơn 40 năm qua. Đồng thời, nhờ các chính sách năng lượng đúng đắn, đến nay, Mỹ đã giảm mạnh sự lệ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu và gia tăng mạnh việc chế biến và khai thác nguồn nhiên liệu ở trong nước.
Bài toán thoả hiệp với đảng Cộng hoà
Sau thắng lợi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, chính quyền Obama đối mặt một thách thức lớn nhất - đó là vấn đề ngân sách tài chính được các chuyên gia gọi là "vách đá tài chính" (hoặc còn gọi là "vực thẳm tài chính"). Tức là chuyện cắt giảm thâm hụt ngân sách thông qua việc cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang và tăng thuế để tạo thêm nguồn thu, mà chuyện này sẽ nổi lên gay gắt kể từ đầu năm 2013 trong trường hợp Quốc hội và chính quyền hành pháp không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề ngân sách liên bang. Nếu kịch bản "vách đá tài chính" xảy ra thì nền kinh tế đối mặt với một cuộc suy thoái mới, gây ra những tác động tiêu cực tới thị trường lao động trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức cao.
Chính quyền hành pháp và các nghị sỹ của đảng Dân chủ Mỹ cho rằng trong các vấn đề cấp bách cần giải quyết sớm có việc tăng thuế đối với những người giàu có nhất, những cá nhân có thu nhập từ 200.000 USD trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, góp phần xử lý vấn đề nợ công.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội cho rằng, người có tiền là động lực của nền kinh tế, do vậy nếu tăng thuế đối với họ thì sẽ làm giảm đầu tư, có hại đối với nền kinh tế. Biểu hiện của sự căng thẳng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà là việc ngày 8/11, trước khi bước vào các cuộc thương lượng giữa hai đảng, Chủ tịch Hạ viện, nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa John Boehner thẳng thừng tuyên bố mọi biện pháp tăng thuế đều "không thể chấp nhận."
Các nghị sỹ Mỹ đã trở lại Washington vào ngày 12/11 và sẽ làm việc trong 7 tuần để tìm kiếm một thỏa thuận trong vấn đề tăng thuế và cắt giảm ngân sách. Quốc hội Mỹ đứng trước thời hạn chót là ngày 31/12/2012, khi đạo luật giảm thuế thu nhập 2% sẽ hết hạn. Nếu hai bên không có nhượng bộ, thoả hiệp thì ngân sách của Chính phủ liên bang Mỹ sẽ tự động bị cắt giảm 1.200 tỷ USD trong 10 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2013, trong đó gần một nửa là ngân sách quốc phòng.
Hướng đến chính sách thương mại năng động
Quan hệ thương mại Mỹ-Trung được nhận định sẽ tiếp tục "nóng" trong nhiệm kỳ hai của ông Obama. Chính quyền Obama có thể đưa thêm nhiều đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sẽ tiếp tục đối mặt sức ép từ các công ty Mỹ trong việc đối phó với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc.
Chính quyền Obama đã tám lần khởi kiện Trung Quốc ra WTO kể từ tháng 1/2009 và có thể tiếp tục gây sức ép buộc Trung Quốc để cho đồng Nhân dân tệ tăng giá thêm nữa.
Mặc dù vậy, bất chấp những quan điểm "cứng rắn" trong thời gian vận động tranh cử, ông Obama dường như sẽ không đơn phương áp đặt những loại thuế trả đũa đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì điều đó có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại gây tổn hại nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng xấu đến quan hệ Mỹ-Trung về tổng thể.
Với tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Mỹ-Trung hiện đạt 500 tỷ USD, cộng thêm Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc sẽ là 600 tỷ USD, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế này còn "đậm" hơn những cặp quan hệ khác. Hiện nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của Mỹ sang thị trường Trung Quốc là 30%, gấp 5 lần các nước khác. Khi tranh cử nhiệm kỳ đầu, ông Obama cam kết tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào năm 2015 và để thực hiện mục tiêu này, Mỹ sẽ phải dựa vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, Tổng thống Obama được trông đợi sẽ theo đuổi một chương trình nghị sự thương mại năng động trong nhiệm thứ kỳ hai của mình, tập trung vào các cuộc thương lượng đầy khó khăn về Hiệp định thương mại tự do ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã tái khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 3/2010 và thỏa thuận cuối cùng có thể đạt được vào năm 2013. Việc ông Obama tái cử nhiệm kỳ hai mở đường cho các cuộc đàm phán về thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu vào đầu năm tới, khi triển vọng tăng trưởng yếu ở cả hai bờ Đại Tây Dương càng làm gia tăng sự cần thiết phải dỡ bỏ bớt những rào cản đối với thương mại và đầu tư giữa hai bên./.
Ông Obama có không ít tiền đề thuận lợi - đó chính là những thành tích kinh tế đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu, đặc biệt là sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng những hiệm vụ kinh tế trước mắt và trong 4 năm tới cũng rất nặng nề, chắc chắn sẽ đòi hỏi ông Obama phải có những nỗ lực to lớn gấp bội nhiệm kỳ đầu.
Có thể nói cử tri Mỹ đã trao cho ông Obama thêm bốn năm để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cải thiện tình hình kinh tế, tạo thêm việc làm.
Trong cuộc vận động tranh cử năm 2008, các chủ trương chính sách được cặp liên danh Barack Obama - Joseph Biden xác định là phục hồi kinh tế và củng cố vị trí số một của Mỹ. Biện pháp ông Obama đưa ra là thay đổi luật thuế, áp thuế cao hơn đối với các tập đoàn và tầng lớp giàu có để Chính phủ có thêm nguồn thu cho đầu tư, tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các nguồn năng lượng thay thế để tạo đà cho kinh tế Mỹ phát triển bền vững hơn nữa.
Sau bốn năm cầm quyền của ông Obama, kinh tế Mỹ đã từng bước thoát ra khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 70 năm qua, mặc dù đà phục hồi vẫn chưa thực sự vững chắc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 31 tháng liên tục, tạo thêm được 5,2 triệu việc làm.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vừa phải ở mức 2% trong quý 3/2012, sau khi tăng 1,3% trong quý Hai và 2% trong quý Một.
Những tháng gần đây, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống dưới 8%, một tín hiệu tốt cho thấy kinh tế nước này đang dần phục hồi. Tuy nhiên, Viện Kinh tế quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn tài chính có trụ sở tại Washington, dự báo nền kinh tế số một thế giới sẽ tiếp tục đà phục hồi chậm như hiện nay, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,6% trong năm 2012, trước khi tăng lên 2,3% năm 2013 và 2,8% năm 2014.
Dư luận có những quan điểm trái chiều về hiệu quả các gói kích thích kinh tế trong năm 2009 mà chính quyền Obama đã thực hiện cũng như nỗ lực cải cách hệ thống tài chính-ngân hàng. Tuy nhiên, ba năm trước, ông Obama đã có công giải cứu ngành chế tạo ô tô ở bang Ohio, nơi tập trung 1/8 số việc làm liên quan đến ngành công nghiệp này.
Bên cạnh đó, đạo luật cải cách y tế mà ông ban hành hồi năm 2010, theo đó mở rộng phạm vi bảo hiểm tới hầu hết những người dân Mỹ, cũng được đánh giá là một thay đổi lớn trong xã hội Mỹ trong hơn 40 năm qua. Đồng thời, nhờ các chính sách năng lượng đúng đắn, đến nay, Mỹ đã giảm mạnh sự lệ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu và gia tăng mạnh việc chế biến và khai thác nguồn nhiên liệu ở trong nước.
Bài toán thoả hiệp với đảng Cộng hoà
Sau thắng lợi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, chính quyền Obama đối mặt một thách thức lớn nhất - đó là vấn đề ngân sách tài chính được các chuyên gia gọi là "vách đá tài chính" (hoặc còn gọi là "vực thẳm tài chính"). Tức là chuyện cắt giảm thâm hụt ngân sách thông qua việc cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang và tăng thuế để tạo thêm nguồn thu, mà chuyện này sẽ nổi lên gay gắt kể từ đầu năm 2013 trong trường hợp Quốc hội và chính quyền hành pháp không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề ngân sách liên bang. Nếu kịch bản "vách đá tài chính" xảy ra thì nền kinh tế đối mặt với một cuộc suy thoái mới, gây ra những tác động tiêu cực tới thị trường lao động trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức cao.
Chính quyền hành pháp và các nghị sỹ của đảng Dân chủ Mỹ cho rằng trong các vấn đề cấp bách cần giải quyết sớm có việc tăng thuế đối với những người giàu có nhất, những cá nhân có thu nhập từ 200.000 USD trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, góp phần xử lý vấn đề nợ công.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội cho rằng, người có tiền là động lực của nền kinh tế, do vậy nếu tăng thuế đối với họ thì sẽ làm giảm đầu tư, có hại đối với nền kinh tế. Biểu hiện của sự căng thẳng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà là việc ngày 8/11, trước khi bước vào các cuộc thương lượng giữa hai đảng, Chủ tịch Hạ viện, nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa John Boehner thẳng thừng tuyên bố mọi biện pháp tăng thuế đều "không thể chấp nhận."
Các nghị sỹ Mỹ đã trở lại Washington vào ngày 12/11 và sẽ làm việc trong 7 tuần để tìm kiếm một thỏa thuận trong vấn đề tăng thuế và cắt giảm ngân sách. Quốc hội Mỹ đứng trước thời hạn chót là ngày 31/12/2012, khi đạo luật giảm thuế thu nhập 2% sẽ hết hạn. Nếu hai bên không có nhượng bộ, thoả hiệp thì ngân sách của Chính phủ liên bang Mỹ sẽ tự động bị cắt giảm 1.200 tỷ USD trong 10 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/2013, trong đó gần một nửa là ngân sách quốc phòng.
Hướng đến chính sách thương mại năng động
Quan hệ thương mại Mỹ-Trung được nhận định sẽ tiếp tục "nóng" trong nhiệm kỳ hai của ông Obama. Chính quyền Obama có thể đưa thêm nhiều đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sẽ tiếp tục đối mặt sức ép từ các công ty Mỹ trong việc đối phó với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc.
Chính quyền Obama đã tám lần khởi kiện Trung Quốc ra WTO kể từ tháng 1/2009 và có thể tiếp tục gây sức ép buộc Trung Quốc để cho đồng Nhân dân tệ tăng giá thêm nữa.
Mặc dù vậy, bất chấp những quan điểm "cứng rắn" trong thời gian vận động tranh cử, ông Obama dường như sẽ không đơn phương áp đặt những loại thuế trả đũa đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì điều đó có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại gây tổn hại nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng xấu đến quan hệ Mỹ-Trung về tổng thể.
Với tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Mỹ-Trung hiện đạt 500 tỷ USD, cộng thêm Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc sẽ là 600 tỷ USD, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế này còn "đậm" hơn những cặp quan hệ khác. Hiện nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của Mỹ sang thị trường Trung Quốc là 30%, gấp 5 lần các nước khác. Khi tranh cử nhiệm kỳ đầu, ông Obama cam kết tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào năm 2015 và để thực hiện mục tiêu này, Mỹ sẽ phải dựa vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, Tổng thống Obama được trông đợi sẽ theo đuổi một chương trình nghị sự thương mại năng động trong nhiệm thứ kỳ hai của mình, tập trung vào các cuộc thương lượng đầy khó khăn về Hiệp định thương mại tự do ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã tái khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 3/2010 và thỏa thuận cuối cùng có thể đạt được vào năm 2013. Việc ông Obama tái cử nhiệm kỳ hai mở đường cho các cuộc đàm phán về thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu vào đầu năm tới, khi triển vọng tăng trưởng yếu ở cả hai bờ Đại Tây Dương càng làm gia tăng sự cần thiết phải dỡ bỏ bớt những rào cản đối với thương mại và đầu tư giữa hai bên./.
Lê Minh (TTXVN)