Ngày 30/11, khoảng 2 triệu người lao động trong các ngành công cộng ở Anh tham gia cuộc tổng đình công phản đối kế hoạch của chính phủ cải cách hệ thống hưu trí.
Cuộc bãi công đã làm cho 3/4 số trường học phải đóng cửa; các bệnh viện chỉ bảo đảm những trường hợp bệnh nhân cấp cứu. Hầu hết các cơ quan công quyền địa phương không hoạt động, các nhà ga và sân bay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế tại sân bay Heathrow ở thủ đô London, một trong những sân bay có lượng hành khách qua lại lớn nhất thế giới, đã bị hủy hoặc hoãn lại nhiều giờ.
Cuộc bãi công đã diễn ra tại nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp lớn trong phạm vi toàn nước Anh như vùng England, Scotland, Birmingham. Đây là cuộc bãi công lớn nhất ở Anh kể từ nhiều thập kỷ qua.
Những người bãi công đấu tranh phản đối kế hoạch của chính phủ nâng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 tuổi hiện nay lên 66 tuổi vào năm 2020, trong khi lại tăng mức đóng góp của người lao động cho quỹ này.
Trong gần 6 tháng qua kể từ khi được công bố, kế hoạch cải cách này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đa số người lao động Anh. Hàng loạt cuộc bãi công và biểu tình với các qui mô lớn, nhỏ đã diễn ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế nước này. Điển hình là cuộc tổng đình công ngày 30/6 với sự tham gia của hàng trăm nghìn người và được coi là cuộc bãi công lớn nhất ở Anh kể từ hơn 100 năm nay.
Nhiều cuộc thương lượng giữa chính phủ với đại diện các tổ chức của người lao động đã được tiến hành để tìm sự ủng hộ của người lao động. Tuy nhiên, cho đến nay các cuộc thương lượng về vấn đề này vẫn bế tắc.
Cuộc bãi công được coi là một thử thách lớn nhất đối với Chính phủ liên minh của Thủ tướng Anh David Cameron. Tuy nhiên từ nhiều tháng qua, người đứng đầu Chính phủ Anh vẫn cảnh báo sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài quyết định cải cách vì hệ thống lương của Anh đang có nguy cơ "khánh kiệt"./.
Cuộc bãi công đã làm cho 3/4 số trường học phải đóng cửa; các bệnh viện chỉ bảo đảm những trường hợp bệnh nhân cấp cứu. Hầu hết các cơ quan công quyền địa phương không hoạt động, các nhà ga và sân bay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế tại sân bay Heathrow ở thủ đô London, một trong những sân bay có lượng hành khách qua lại lớn nhất thế giới, đã bị hủy hoặc hoãn lại nhiều giờ.
Cuộc bãi công đã diễn ra tại nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp lớn trong phạm vi toàn nước Anh như vùng England, Scotland, Birmingham. Đây là cuộc bãi công lớn nhất ở Anh kể từ nhiều thập kỷ qua.
Những người bãi công đấu tranh phản đối kế hoạch của chính phủ nâng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 tuổi hiện nay lên 66 tuổi vào năm 2020, trong khi lại tăng mức đóng góp của người lao động cho quỹ này.
Trong gần 6 tháng qua kể từ khi được công bố, kế hoạch cải cách này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đa số người lao động Anh. Hàng loạt cuộc bãi công và biểu tình với các qui mô lớn, nhỏ đã diễn ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế nước này. Điển hình là cuộc tổng đình công ngày 30/6 với sự tham gia của hàng trăm nghìn người và được coi là cuộc bãi công lớn nhất ở Anh kể từ hơn 100 năm nay.
Nhiều cuộc thương lượng giữa chính phủ với đại diện các tổ chức của người lao động đã được tiến hành để tìm sự ủng hộ của người lao động. Tuy nhiên, cho đến nay các cuộc thương lượng về vấn đề này vẫn bế tắc.
Cuộc bãi công được coi là một thử thách lớn nhất đối với Chính phủ liên minh của Thủ tướng Anh David Cameron. Tuy nhiên từ nhiều tháng qua, người đứng đầu Chính phủ Anh vẫn cảnh báo sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài quyết định cải cách vì hệ thống lương của Anh đang có nguy cơ "khánh kiệt"./.
(TTXVN/Vietnam+)