Ngay sau cuộc tranh luận “nảy lửa" giữa hai ứng cử viên tổng thống Pháp, lãnh đạo Đảng Xã hội (PS) và Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP) đã có những bình luận đầu tiên về đại diện tranh cử của mình.
Bí thư thứ nhất Đảng Xã hội Martine Aubry nhận xét “François Hollande đã đạt tầm cao của những gì mà người ta mong đợi ở một tổng thống Cộng hòa Pháp. Tôi thực sự nghĩ rằng cuộc tranh luận này đã làm sáng tỏ những điều sẽ trở thành đặc điểm lãnh đạo của ông, có nghĩa là những giá trị được tìm lại, những câu trả lời chính xác, những ưu tiên cụ thể. Một tổng thống thực sự."
Ségolène Royal, cựu ứng cử viên Đảng Xã hội tranh cử năm 2007 khẳng định Hollande "đã làm chủ cuộc tranh luận bằng sự mạnh mẽ và xác thực. Hàng triệu người Pháp đã có thể tự phán xét những lúc nói sự thật này."
Nathalie Kosciusko-Morizet, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Sarkozy, đã đưa ra nhận xét ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm: “François Hollande đã không nói với tất cả người Pháp và không đặt mình vào đa số quần chúng. Nicolas Sarkozy đã có thể sử dụng thời gian một cách chính xác và đã kết thúc tranh luận một cách thanh thản. Ông cảm thấy vui khi cuối cùng cuộc tranh luận cũng đã diễn ra."
Đối với Jean-François Copé, Tổng bí thư Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP), cuộc tranh luận đã “làm rõ sức mạnh trong dự án" của Sarkozy trước "một Hollande ở thế thủ và do dự."
Cuộc tranh luận "là một thời điểm đối đầu rất đáng chú ý" và người xem có thể thấy hai tính cách. “Một bên là Sarkozy thể hiện được kinh nghiệm của một người có khả năng đối mặt với một trong những khủng hoảng nghiêm trọng nhất, và một bên là Hollande phỏng chừng, do dự và ngỗ nghịch."
Về phần mình, Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy cho rằng cuộc tranh luận diễn ra “rất hay, nhưng quyết định sẽ thuộc về người dân Pháp. Điều quan trọng chính là những lời giải thích cho người dân Pháp. Đó là điều quan trọng đối với họ, bởi đó là một lựa chọn lịch sử."
Kết thúc cuộc tranh luận, ứng cử viên Hollande khẳng định: “Bây giờ người Pháp đã biết chính xác tôi có những khả năng gì." Nhưng ông cũng thừa nhận cũng có “những thời điểm gay go, ác liệt diễn ra trong thời gian tranh luận." Chẳng hạn “khi Sarkozy (...) nhắc tới sự dối trá, vu khống. Nhưng dối trá không thể được xem như một lập luận, đó là một điểm yếu"./.
Bí thư thứ nhất Đảng Xã hội Martine Aubry nhận xét “François Hollande đã đạt tầm cao của những gì mà người ta mong đợi ở một tổng thống Cộng hòa Pháp. Tôi thực sự nghĩ rằng cuộc tranh luận này đã làm sáng tỏ những điều sẽ trở thành đặc điểm lãnh đạo của ông, có nghĩa là những giá trị được tìm lại, những câu trả lời chính xác, những ưu tiên cụ thể. Một tổng thống thực sự."
Ségolène Royal, cựu ứng cử viên Đảng Xã hội tranh cử năm 2007 khẳng định Hollande "đã làm chủ cuộc tranh luận bằng sự mạnh mẽ và xác thực. Hàng triệu người Pháp đã có thể tự phán xét những lúc nói sự thật này."
Nathalie Kosciusko-Morizet, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Sarkozy, đã đưa ra nhận xét ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm: “François Hollande đã không nói với tất cả người Pháp và không đặt mình vào đa số quần chúng. Nicolas Sarkozy đã có thể sử dụng thời gian một cách chính xác và đã kết thúc tranh luận một cách thanh thản. Ông cảm thấy vui khi cuối cùng cuộc tranh luận cũng đã diễn ra."
Đối với Jean-François Copé, Tổng bí thư Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP), cuộc tranh luận đã “làm rõ sức mạnh trong dự án" của Sarkozy trước "một Hollande ở thế thủ và do dự."
Cuộc tranh luận "là một thời điểm đối đầu rất đáng chú ý" và người xem có thể thấy hai tính cách. “Một bên là Sarkozy thể hiện được kinh nghiệm của một người có khả năng đối mặt với một trong những khủng hoảng nghiêm trọng nhất, và một bên là Hollande phỏng chừng, do dự và ngỗ nghịch."
Về phần mình, Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy cho rằng cuộc tranh luận diễn ra “rất hay, nhưng quyết định sẽ thuộc về người dân Pháp. Điều quan trọng chính là những lời giải thích cho người dân Pháp. Đó là điều quan trọng đối với họ, bởi đó là một lựa chọn lịch sử."
Kết thúc cuộc tranh luận, ứng cử viên Hollande khẳng định: “Bây giờ người Pháp đã biết chính xác tôi có những khả năng gì." Nhưng ông cũng thừa nhận cũng có “những thời điểm gay go, ác liệt diễn ra trong thời gian tranh luận." Chẳng hạn “khi Sarkozy (...) nhắc tới sự dối trá, vu khống. Nhưng dối trá không thể được xem như một lập luận, đó là một điểm yếu"./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)