Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 1/5 tại nhiều nơi trên toàn nước Pháp, khoảng 750.000 người đã tham gia các cuộc míttinh, biểu tình, tuần hành, diễu hành nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5, trong đó tại thủ đô Paris là khoảng 250.000 người.
Cuộc tuần hành nhằm đưa ra các yêu sách đòi tăng số lượng việc làm, giải quyết thất nghiệp, cải thiện tiền lương và một số các vấn đề xã hội khác.
Theo giới quan sát, các cuộc míttinh, tuần hành và tập hợp lực lượng năm nay diễn ra năm ngày trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng hai và đã nhuốm nặng màu sắc chính trị.
Hai ứng cử viên trong cuộc đấu không khoan nhượng là ứng cử viên tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy, Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và đối thủ cạnh tranh quyết liệt - ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) François Hollande, đã biến Ngày hội lao động thành các sự kiện phục vụ việc tranh cử.
Trước đó, trong lời kêu gọi người lao động tuần hành, các tổ chức công đoàn Pháp (CFDT, CGT, FSU, Solidaires et Unsa) đã không đả động đến vấn đề tranh cử tổng thống và cam kết không đưa ra các thông điệp chính trị trên các băngrôn, khẩu hiệu tuần hành - thực hiện "Ngày công đoàn 1/5, không chính trị."
Thế nhưng, tại quảng trường Trocadéro ở thủ đô Paris, hơn 30.000 người ủng hộ ứng cử viên Sarkozy đã hô vang "Nicola," "Nicola," "Nicola," "chúng ta sẽ thắng"!
Tại đây, ông Sarkozy dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về "giá trị lao động," các vấn đề kinh tế và đường biên giới của nước Pháp và Liên minh châu Âu, tức là những chủ đề được ông đề cập rất nhiều trong các diễn văn tranh cử trước đó.
Ông đã gọi ngày 1/5 là ngày hội của "lao động thật," khiến các nghiệp đoàn lao động phản ứng dữ dội, buộc ông phải sửa lại thành "ngày hội lao động thực sự," trước sự phản ứng bất bình của các lực lượng Đảng cánh tả.
Theo Tổng thư ký UMP Jean-François Copé, cuộc biểu dương lực lượng này có 120 000 tham dự với khẩu hiệu "Làm việc nhiều hơn để có thu nhập nhiều hơn nữa" (travailler plus pour gagner plus).
Trong khi đó, cuộc tuần hành của Đảng cánh tả với sự tham gia của 48.000 người, xuất phát từ quảng trường Trocadero và kết thúc tại quảng trường Bastille, (theo lực lượng cảnh sát Pháp, con số này tăng gấp bốn lần so với ngày 1/5/2011), đã phản ứng quyết liệt những tuyên bố mà Sarkozy đã đưa ra.
Số đông trong đoàn tuần hành tay cầm cờ, miệng hô khẩu hiệu phản đối ứng cử viên Nicola Sarkozy và một số nghiệp đoàn công khai bày tỏ mong muốn tổng thống sắp mãn nhiệm thất bại.
Ứng cử viên Đảng xã hội Hollande không có mặt tại cuộc tuần hành tại Bastille nhưng trước đó đã có thư ngỏ gửi các nghiệp đoàn nhấn mạnh rằng nếu được bầu ông sẽ là "một nguyên thủ nhà nước chuyên tâm làm sống dậy nền dân chủ" của Pháp.
Về phần mình, bà Marine Le Pen trong bài bài phát biểu của mình tại cuộc tập hợp lực lượng của Mặt trận quốc gia diễn ra tại quảng trưởng Opéra (Paris) đã tuyên bố bỏ phiếu trắng không ủng hộ ông Sarkozy và cũng không ủng hộ ông Hollande./.
Cuộc tuần hành nhằm đưa ra các yêu sách đòi tăng số lượng việc làm, giải quyết thất nghiệp, cải thiện tiền lương và một số các vấn đề xã hội khác.
Theo giới quan sát, các cuộc míttinh, tuần hành và tập hợp lực lượng năm nay diễn ra năm ngày trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng hai và đã nhuốm nặng màu sắc chính trị.
Hai ứng cử viên trong cuộc đấu không khoan nhượng là ứng cử viên tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy, Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và đối thủ cạnh tranh quyết liệt - ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) François Hollande, đã biến Ngày hội lao động thành các sự kiện phục vụ việc tranh cử.
Trước đó, trong lời kêu gọi người lao động tuần hành, các tổ chức công đoàn Pháp (CFDT, CGT, FSU, Solidaires et Unsa) đã không đả động đến vấn đề tranh cử tổng thống và cam kết không đưa ra các thông điệp chính trị trên các băngrôn, khẩu hiệu tuần hành - thực hiện "Ngày công đoàn 1/5, không chính trị."
Thế nhưng, tại quảng trường Trocadéro ở thủ đô Paris, hơn 30.000 người ủng hộ ứng cử viên Sarkozy đã hô vang "Nicola," "Nicola," "Nicola," "chúng ta sẽ thắng"!
Tại đây, ông Sarkozy dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về "giá trị lao động," các vấn đề kinh tế và đường biên giới của nước Pháp và Liên minh châu Âu, tức là những chủ đề được ông đề cập rất nhiều trong các diễn văn tranh cử trước đó.
Ông đã gọi ngày 1/5 là ngày hội của "lao động thật," khiến các nghiệp đoàn lao động phản ứng dữ dội, buộc ông phải sửa lại thành "ngày hội lao động thực sự," trước sự phản ứng bất bình của các lực lượng Đảng cánh tả.
Theo Tổng thư ký UMP Jean-François Copé, cuộc biểu dương lực lượng này có 120 000 tham dự với khẩu hiệu "Làm việc nhiều hơn để có thu nhập nhiều hơn nữa" (travailler plus pour gagner plus).
Trong khi đó, cuộc tuần hành của Đảng cánh tả với sự tham gia của 48.000 người, xuất phát từ quảng trường Trocadero và kết thúc tại quảng trường Bastille, (theo lực lượng cảnh sát Pháp, con số này tăng gấp bốn lần so với ngày 1/5/2011), đã phản ứng quyết liệt những tuyên bố mà Sarkozy đã đưa ra.
Số đông trong đoàn tuần hành tay cầm cờ, miệng hô khẩu hiệu phản đối ứng cử viên Nicola Sarkozy và một số nghiệp đoàn công khai bày tỏ mong muốn tổng thống sắp mãn nhiệm thất bại.
Ứng cử viên Đảng xã hội Hollande không có mặt tại cuộc tuần hành tại Bastille nhưng trước đó đã có thư ngỏ gửi các nghiệp đoàn nhấn mạnh rằng nếu được bầu ông sẽ là "một nguyên thủ nhà nước chuyên tâm làm sống dậy nền dân chủ" của Pháp.
Về phần mình, bà Marine Le Pen trong bài bài phát biểu của mình tại cuộc tập hợp lực lượng của Mặt trận quốc gia diễn ra tại quảng trưởng Opéra (Paris) đã tuyên bố bỏ phiếu trắng không ủng hộ ông Sarkozy và cũng không ủng hộ ông Hollande./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)