Ngày 16/3, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ sự quan ngại về những tranh cãi liên quan đến hợp đồng mua máy bay tiếp dầu trên không của không quân Mỹ và cảnh báo các nhà chức trách Mỹ đang có động thái gia tăng chủ nghĩa bảo hộ.
Lãnh đạo hai nước Pháp và Đức cũng tuyên bố sẽ xem xét diễn biến của vấn đề này và nhấn mạnh rằng quan hệ kinh kế xuyên Đại Tây Dương cần phải được dựa trên việc mở cửa thị trường và cạnh tranh bình đẳng; loại bỏ các hình thức bảo hộ ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng.
Hoạt động thương mại bình đẳng giữa hai bên là không thể thiếu vì trong lĩnh vực quốc phòng, nhu cầu đối với các trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất của các nước châu Âu lớn gấp ba lần so với nhu cầu của Mỹ đối với các thiết bị của châu Âu. Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức cũng cho biết sẽ tham vấn với các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề này.
Trước đó, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh cũng đã lên án hành động bảo hộ của Mỹ đối với hợp đồng mua bán trên.
Phản ứng của các nước châu Âu được đưa ra trong bối cảnh tuần trước Tổ hợp hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) và công ty Northrop Grunman cùng rút đơn đấu thầu khỏi hợp đồng cung cấp 179 máy bay tiếp dầu trên không trị giá 35 tỷ USD cho lực lượng không quân Mỹ, và cáo buộc rằng Lầu Năm Góc đã dành sự ưu tiên cho đối thủ cạnh tranh là nhà thầu Boeing của Mỹ./.
Lãnh đạo hai nước Pháp và Đức cũng tuyên bố sẽ xem xét diễn biến của vấn đề này và nhấn mạnh rằng quan hệ kinh kế xuyên Đại Tây Dương cần phải được dựa trên việc mở cửa thị trường và cạnh tranh bình đẳng; loại bỏ các hình thức bảo hộ ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng.
Hoạt động thương mại bình đẳng giữa hai bên là không thể thiếu vì trong lĩnh vực quốc phòng, nhu cầu đối với các trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất của các nước châu Âu lớn gấp ba lần so với nhu cầu của Mỹ đối với các thiết bị của châu Âu. Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức cũng cho biết sẽ tham vấn với các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề này.
Trước đó, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh cũng đã lên án hành động bảo hộ của Mỹ đối với hợp đồng mua bán trên.
Phản ứng của các nước châu Âu được đưa ra trong bối cảnh tuần trước Tổ hợp hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) và công ty Northrop Grunman cùng rút đơn đấu thầu khỏi hợp đồng cung cấp 179 máy bay tiếp dầu trên không trị giá 35 tỷ USD cho lực lượng không quân Mỹ, và cáo buộc rằng Lầu Năm Góc đã dành sự ưu tiên cho đối thủ cạnh tranh là nhà thầu Boeing của Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)