Tuy nhiên, xen lẫn với hy vọng đó là những thách thức,khó khăn mà chính phủ phải đối mặt trong công cuộc cải cách cả về thể chế, kinhtế và xã hội nhằm vực dậy vị thế của nước này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợcông của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chưa có lối thoát.
Đã thành thông lệ, những ngày đầu năm, Tổng thống Pháp thường có một lịchtrình bận rộn với nhiều chuyến thăm, gặp gỡ và gửi lời chúc mừng năm mới tới cáctầng lớp nhân dân Pháp.
Sau một kỳ nghỉ ngắn, Tổng thống François Hollande cùngThủ tướng Jean Marc Ayrault và các thành viên chính phủ đã bắt tay vào công việcvới nhiều ưu tiên lớn cần tập trung tháo gỡ, đặc biệt là việc làm và các vấn đềan sinh xã hội.
Tổng thống Hollande và chính phủ cánh tả cầm quyền đã dành ưutiên số một cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhằm giảm tỷlệ thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng tại đất nước hình lục lăng này.
Hiệntỷ lệ thất nghiệp tại Pháp đã vượt ngưỡng 10% - một con số đáng báo động khôngchỉ riêng với nước Pháp mà cả với EU, trong bối cảnh Pháp đang nỗ lực phục hồiđà tăng trưởng, thực hiện các cam kết về ngân sách và cải cách với EU.
Không chủ quan và xem nhẹ các thách thức, Tổng thống Hollande đã kêu gọicác thành viên chính phủ hành động tập thể, cam kết cải cách trong vòng hai nămđến năm 2014, đặc biệt là cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, ban hành các quyđịnh mềm dẻo, linh hoạt hơn về tuyển dụng lao động, tạo thêm việc làm. Thủ tướngJean Marc Ayrault đã vạch lộ trình trong 6 tháng đầu năm 2013 tập trungtạo thêm 100.000 việc làm cho giới trẻ.
Ông cũng kêu gọi xây dựng "mô hình nướcPháp mới" gắn với "sự đoàn kết và cạnh tranh", sẵn sàng đối mặt với những khókhăn và thách thức. Chính phủ và các đối tác xã hội sẽ tiến hành các cuộc tiếpxúc, thương lượng nhằm cải cách thị trường lao động, tăng tính trách nhiệm củatất cả các bên.
Vào một thời điểm không thuận lợi khi tác động của cuộc khủng hoảng đã gõcửa đến từng hộ gia đình thì những cải cách, những cam kết càng khó thực hiện vànhiều khi không hẳn nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội.
Tuy nhiên, quyếttâm phục hồi nước Pháp của ông Hollande và chính phủ cầm quyền đã và đang đemlại cho người dân niềm hy vọng mới về khả năng hồi sinh nước Pháp sau thời giandài sống trong ảo ảnh của một nền kinh tế phát triển già cỗi.
Chính phủ Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2013 là 0,8%với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới ngưỡng 3% Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) vào cuối năm theo cam kết với Ủy ban châu Âu (EC) và đưa tỷ lệ này xuốngcòn 2% vào năm 2014.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không hề dễ dàng. Ngườidân Pháp, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, cảm thấy họ ngày càng phải đóng thuếcao và ngay chủ trương của ông Hollande đánh thuế 75% đối với những người giàucó thu nhập trên 1 triệu euro/năm cũng vấp phải những trở ngại về thể chế và sựphản ứng từ giới thượng lưu.
Trường hợp ngôi sao điện ảnh Gérard Dépardieu, đểtrốn thuế, đã chuyển nhà sang sống ở Bỉ, nhận quốc tịch Nga và tiến tới từ bỏquốc tịch Pháp đã gây nên nhiều tranh cãi trong dư luận.
Bên cạnh những đòi hỏi về cải cách trong lĩnh vực lao động và việc làm thìnăng lực cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất cũng là một vấn đề lớn khiến Tổngthống Hollande phải đau đầu. Chính phủ Pháp đã phát động chiến dịch "hàng hóasản xuất tại Pháp" nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh nguy cơ để mất ảnhhưởng ngay trên sân nhà.
10 năm trước, Pháp đã phải nhường Đức trong lĩnh vựcsản xuất những sản phẩm có tính cạnh tranh cao bởi ở Đức, chi phí nhân công laođộng rẻ hơn và kỷ luật lao động tốt hơn. Giới chuyên gia kinh tế nhận định nhữngquy định cứng nhắc về sa thải lao động và chi phí sản xuất tăng cao khiến việctuyển dụng lao động ở Pháp gặp nhiều khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế,đặc biệt của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính phủ Pháp hiện đang nỗ lực cảicách chính sách công với các nhóm giải pháp trợ giúp doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh, đào tạo nghề cho người thất nghiệp, cải cách chế độ hưu trí,...
Tổngthống Hollande cam kết thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hoạt động công vụ vớinhững biện pháp cải cách đầu tiên dự kiến được công bố vào mùa hè năm nay để cóthể đem lại kết quả từ năm 2014. Ngoài ra, ông Hollande còn ưu tiên tăng cườngđầu tư hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 và đầu tư cho thế hệ trẻ.
Trên bình diện quốc tế, Tổng thống Hollande sẽ cố gắng tìm cách tạo dấu ấnngoại giao trong năm 2013 này. Sau hơn 6 tháng lên nắm quyền lãnh đạo đất nước,ông Hollande ít nhiều đã tạo được hình ảnh của người đứng đầu nước Pháp trên mộtsố diễn đàn quốc tế với sự chủ động, tích cực tham gia các hội nghị quốc tế cũngnhư thận trọng trong một số hồ sơ ngoại giao.
Giới phân tích cho rằng Pháp hiệnđang tìm cách gia tăng tiếng nói và ảnh hưởng ở Iran, Syria, đặc biệt ở Mali.Pháp chủ trương hỗ trợ về mặt hậu cần, y tế cho Mali, song không triển khai quânnhằm giúp các lực lượng châu Phi lập lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ đã bị AlQaeda chiếm giữ.
Năm 2013 cũng là năm kỷ niệm 50 năm ký Hiệp ước Elize, là hiệpước nền tảng cho mối quan hệ hữu nghị Pháp-Đức. Tuy nhiên, hai quốc gia đầu tàuchâu Âu này vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, bất đồng trong việc giải quyết cuộckhủng hoảng nợ công và đó cũng là một thử thách lớn với cả hai bên, không dễ gìsớm giải quyết.
Việc không có cuộc bầu cử lớn nào trong năm 2013 được xem là một điều kiệnthuận lợi để chính phủ cầm quyền tập trung sức lực cho các nhiệm vụ kinh tế- xãhội lớn với ưu tiên hàng đầu là tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nếu mụctiêu trên không thực hiện được, uy tín của chính phủ cũng như Đảng Xã hội Pháprất có thể sẽ bị lung lay và điều đó sẽ tác động tiêu cực tới các cuộc bầu cửđịa phương quan trọng và bầu cử nghị viện châu Âu vào năm 2014.
Thời cơ và tháchthức đan xen, trong khi thời gian không chờ đợi đòi hỏi Tổng thống Hollande phảihành động quyết liệt nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của những cử tri đã từng bỏ phiếucho ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012./.