Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã rút ngắn kỳ nghỉ để trở về tham dự cuộc họp khẩn cấp của Chính phủ nhằm bàn thảo các biện pháp cắt giảm nợ trong bối cảnh Paris có nguy cơ bị rớt hạng tín dụng vàng AAA như Mỹ.
Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Tổng thống đã yêu cầu các bộ trưởng tài chính và ngân sách trong vòng một tuần phải đưa ra các biện pháp để đất nước giữ đúng cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách và Chính phủ sẽ đưa ra quyết định các biện pháp đó vào ngày 24/8.
Động thái trên được đưa ra sau khi các bộ trưởng đang phải chật vật trước đồn đoán Pháp sẽ là nước tiếp sau Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng. Bộ trưởng Ngân sách Valerie Pecresse khẳng định Pháp sẽ vẫn giữ được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức 7,1% GDP năm ngoái xuống 4,6% GDP trong năm nay và 3% GDP vào năm tới.
Bộ Tài chính Pháp đã trấn an dư luận rằng đồn đoán bị rớt hạng tín dụng là không có cơ sở và nêu rõ ba hãng xếp hạng tín dụng uy tín của thế giới gồm Standard & Poor's (S&P), Fitch và Moody's đều đã khẳng định Pháp không có nguy cơ bị đánh tụt hạng tín dụng. Nhưng dù sao đồn đoán đó cũng đã khiến chỉ số CAC 40 tại thị trường chứng khoán Paris giảm hơn 4% vào cuối phiên 10/8. Thậm chí cổ phiếu của ngân hàng Societe Generale còn tuột dốc tới hơn 20%.
Đồn đoán đó đã tác động mạnh tới thị trường bởi những tin đoán Mỹ bị rớt hạng tín dụng đã trở thành hiện thực vào tuần trước. Thông thường rớt hạng tín dụng làm chi phí vay mượn của chính phủ đắt đỏ hơn và từ đó làm gia tăng nợ quốc gia.
Cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone có phần bớt căng thẳng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu mua vào trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Italy vào tuần trước nhằm tránh cho hai nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư Eurozone khỏi phải cần tới cứu trợ như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Nhưng giới đầu tư vẫn lo ngại những khó khăn của Mỹ và Eurozone sẽ châm ngòi cho đợt suy thoái kép.
Nếu Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, bị rớt hạng tín nhiệm cao nhất AAA, ảnh hưởng sẽ vượt ra ngoài biên giới bởi Pháp là nước đóng góp lớn thứ hai, sau Đức, vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu.
Tuần trước Standard & Poor's nói rằng họ không có kế hoạch đánh tụt hạng tín dụng của Pháp bởi Paris có chính sách cắt giảm thâm hụt rất rõ ràng. Sang tuần này Fitch cũng khẳng định Pháp vẫn duy trì hạng tín nhiệm AAA. Nhưng nợ của Pháp lại đang đối mặt với sức ép trên các thị trường do chi phí hoán đổi vỡ nợ tín dụng đã tăng lên mức cao kỷ lục, khiến giới đầu tư theo sát từng động thái tại Pháp./.
Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Tổng thống đã yêu cầu các bộ trưởng tài chính và ngân sách trong vòng một tuần phải đưa ra các biện pháp để đất nước giữ đúng cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách và Chính phủ sẽ đưa ra quyết định các biện pháp đó vào ngày 24/8.
Động thái trên được đưa ra sau khi các bộ trưởng đang phải chật vật trước đồn đoán Pháp sẽ là nước tiếp sau Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng. Bộ trưởng Ngân sách Valerie Pecresse khẳng định Pháp sẽ vẫn giữ được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức 7,1% GDP năm ngoái xuống 4,6% GDP trong năm nay và 3% GDP vào năm tới.
Bộ Tài chính Pháp đã trấn an dư luận rằng đồn đoán bị rớt hạng tín dụng là không có cơ sở và nêu rõ ba hãng xếp hạng tín dụng uy tín của thế giới gồm Standard & Poor's (S&P), Fitch và Moody's đều đã khẳng định Pháp không có nguy cơ bị đánh tụt hạng tín dụng. Nhưng dù sao đồn đoán đó cũng đã khiến chỉ số CAC 40 tại thị trường chứng khoán Paris giảm hơn 4% vào cuối phiên 10/8. Thậm chí cổ phiếu của ngân hàng Societe Generale còn tuột dốc tới hơn 20%.
Đồn đoán đó đã tác động mạnh tới thị trường bởi những tin đoán Mỹ bị rớt hạng tín dụng đã trở thành hiện thực vào tuần trước. Thông thường rớt hạng tín dụng làm chi phí vay mượn của chính phủ đắt đỏ hơn và từ đó làm gia tăng nợ quốc gia.
Cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone có phần bớt căng thẳng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu mua vào trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Italy vào tuần trước nhằm tránh cho hai nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư Eurozone khỏi phải cần tới cứu trợ như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Nhưng giới đầu tư vẫn lo ngại những khó khăn của Mỹ và Eurozone sẽ châm ngòi cho đợt suy thoái kép.
Nếu Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, bị rớt hạng tín nhiệm cao nhất AAA, ảnh hưởng sẽ vượt ra ngoài biên giới bởi Pháp là nước đóng góp lớn thứ hai, sau Đức, vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu.
Tuần trước Standard & Poor's nói rằng họ không có kế hoạch đánh tụt hạng tín dụng của Pháp bởi Paris có chính sách cắt giảm thâm hụt rất rõ ràng. Sang tuần này Fitch cũng khẳng định Pháp vẫn duy trì hạng tín nhiệm AAA. Nhưng nợ của Pháp lại đang đối mặt với sức ép trên các thị trường do chi phí hoán đổi vỡ nợ tín dụng đã tăng lên mức cao kỷ lục, khiến giới đầu tư theo sát từng động thái tại Pháp./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)