Ngày 4/10, chính phủ Pháp và Bỉ đã phải vào cuộc để "giải cứu" ngân hàng Dexia liên doanh giữa 2 nước sau khi có thông báo ngân hàng này có thể trở thành định chế tài chính lớn đầu tiên ở châu Âu bị phá sản kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro.
Theo đó, hai chính phủ quyết định phối hợp với ngân hàng trung ương 2 nước này thực hiện tất cả những bước đi cần thiết nhằm bảo vệ các khách hàng có tiền gửi tại Dexia cũng như các chủ nợ của ngân hàng này. Trong đó, Paris và Brussels sẽ bảo lãnh cho bất kỳ nguồn tài chính nào mà Dexia huy động được.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin tiết lộ kế hoạch giải cứu nói trên tương đương số tiền bảo lãnh vỡ nợ trị giá 6,4 tỷ euro mà Dexia nhận được hồi năm 2008, khi định chế này chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp ở Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders cũng xác nhận một trong những sự lựa chọn đang được cân nhắc là thành lập "ngân hàng nợ khó đòi" để tiếp nhận những khoản nợ chịu nhiều rủi ro nhất của Dexia, nhưng vẫn bảo vệ hoạt động nòng cốt của ngân hàng này.
Thông báo sau cuộc họp khẩn cấp kéo dài 6 tiếng ngày 3/10 của Ban Giám đốc Dexia cho biết khủng hoảng nợ công diễn biến xấu đi và những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng buộc Dexia phải thúc đẩy kế hoạch cơ cấu lại, công bố tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, quy mô danh mục các tài sản không thuộc tầm chiến lược đang gây trở ngại cho kế hoạch này và Ban Giám đốc Dexia đã đề nghị Tổng Giám đốc Dexia chuẩn bị các biện pháp cần thiết để giải quyết những khó khăn liên quan kế hoạch cơ cấu lại.
Người đứng đầu liên đoàn khu vực tài chính của Bỉ Jean-Michel Cappoen cho biết theo thông tin mà liên đoàn này nhận được sau cuộc họp Ban Giám đốc Dexia, toàn bộ ngân hàng này sẽ được rao bán.
Ngay sau khi có tin Dexia có nguy cơ phá sản, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá hơn 37% đầu phiên giao dịch cùng ngày, sau đó chỉ giảm 20%. Trước đó một ngày, cổ phiếu của Dexia cũng đã giảm hơn 10% sau cảnh báo ngân hàng này có nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm trong tương lai rất gần./.
Theo đó, hai chính phủ quyết định phối hợp với ngân hàng trung ương 2 nước này thực hiện tất cả những bước đi cần thiết nhằm bảo vệ các khách hàng có tiền gửi tại Dexia cũng như các chủ nợ của ngân hàng này. Trong đó, Paris và Brussels sẽ bảo lãnh cho bất kỳ nguồn tài chính nào mà Dexia huy động được.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin tiết lộ kế hoạch giải cứu nói trên tương đương số tiền bảo lãnh vỡ nợ trị giá 6,4 tỷ euro mà Dexia nhận được hồi năm 2008, khi định chế này chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp ở Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders cũng xác nhận một trong những sự lựa chọn đang được cân nhắc là thành lập "ngân hàng nợ khó đòi" để tiếp nhận những khoản nợ chịu nhiều rủi ro nhất của Dexia, nhưng vẫn bảo vệ hoạt động nòng cốt của ngân hàng này.
Thông báo sau cuộc họp khẩn cấp kéo dài 6 tiếng ngày 3/10 của Ban Giám đốc Dexia cho biết khủng hoảng nợ công diễn biến xấu đi và những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng buộc Dexia phải thúc đẩy kế hoạch cơ cấu lại, công bố tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, quy mô danh mục các tài sản không thuộc tầm chiến lược đang gây trở ngại cho kế hoạch này và Ban Giám đốc Dexia đã đề nghị Tổng Giám đốc Dexia chuẩn bị các biện pháp cần thiết để giải quyết những khó khăn liên quan kế hoạch cơ cấu lại.
Người đứng đầu liên đoàn khu vực tài chính của Bỉ Jean-Michel Cappoen cho biết theo thông tin mà liên đoàn này nhận được sau cuộc họp Ban Giám đốc Dexia, toàn bộ ngân hàng này sẽ được rao bán.
Ngay sau khi có tin Dexia có nguy cơ phá sản, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá hơn 37% đầu phiên giao dịch cùng ngày, sau đó chỉ giảm 20%. Trước đó một ngày, cổ phiếu của Dexia cũng đã giảm hơn 10% sau cảnh báo ngân hàng này có nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm trong tương lai rất gần./.
(TTXVN/Vietnam+)