Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, ngày 14/10, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến Pretoria, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Nam Phi trong hai ngày 14 và 15/10.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Pháp tới Nam Phi trong 5 năm qua. Tháp tùng Tổng thống Hollande có 8 bộ trưởng; trong đó có Ngoại trưởng Laurent Fabius, cùng một đoàn gồm 20 doanh nghiệp lớn của Pháp.
Trong ngày đầu tiên, Tổng thống Hollande đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nam Phi Jacob Zuma về một loạt vấn đề, trong đó có vấn đề hợp tác trong lĩnh vực an ninh tại châu lục và hợp tác thúc đẩy phát triển với Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung.
Hai bên đã ký hai hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và đường sắt, theo đó Pháp sẽ tài trợ cho Nam Phi 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy nhiệt điện, một nhà máy điện Mặt Trời và một nhà máy phong điện, đồng thời đầu tư 5,4 tỷ USD để nâng cấp hệ thống dịch vụ đường sắt của nước này thông qua việc xây dựng 600 đoàn tàu và 3.600 toa tàu trong giai đoạn 2015-2025.
Ngoài ra, hai bên còn ký một hiệp định hợp tác đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và tuyên bố nhất trí hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch hành động G-20.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Pretoria, ông Hollande nhận xét rằng đây là những hợp đồng lớn nhất trong thời gian gần đây và là ví dụ điển hình cho sự hợp tác giữa hai nước. Trong khi đó, Tổng thống Zuma đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác song phương, cho rằng kết quả đó không chỉ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi mà còn giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp vốn rất cao tại nước này.
Liên quan đến vấn đề an ninh, Tổng thống Pháp đánh giá cao nỗ lực của Nam Phi trong việc giải quyết các cuộc xung đột tại châu Phi và mong muốn Nam Phi tăng cường sự hiện diện về quân sự tại châu lục. Hai nhà lãnh đạo cho rằng cuộc khủng hoảng tại Cộng hoà Trung Phi (CAR) đang đe doạ gây bất ổn cho khu vực, cần phải tăng cường can thiệp bằng các biện pháp quân sự, và các chính phủ châu Phi cấn phát triển một lực lượng thường trực để có thể can thiệp kịp thời vào những khu vực xảy ra xung đột.
Tại quốc gia mà các nhà chiến lược gọi là "Trung tâm của vành đai bất ổn" này, Pháp đang duy trì một lực lượng gồm 400 binh sỹ tại thủ đô Bangui và dự định sẽ nâng lên 750 binh sỹ. Trong khi đó, Nam Phi đã rút quân khỏi nước này hồi tháng Ba năm nay, sau khi 15 binh sỹ của họ bị thiệt mạng trong các cuộc giao chiến với liên minh phiến quân Seleka.
Ông Hollande khẳng định Pháp sẽ hậu thuẫn cho một lực lượng khu vực sẽ được thành lập tại đó dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và được Liên minh châu Phi (AU) ủng hộ. Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về tình hình bất ổn ở miền Đông Cộng hòa dân chủ Congo, nơi Nam Phi dẫn đầu một lực lượng can thiệp của Liên hợp quốc.
Là quốc gia đứng thứ ba EU về đầu tư và thương mại tại Nam Phi, Pháp hiện là đối tác chiến lược và cũng là đối tác phát triển chủ chốt của Nam Phi. Quan hệ song phương được điều phối thông qua Diễn đàn đối thoại chính trị (FPD) hàng năm. Trong giai đoạn từ 2004-2012, Pháp đã đầu tư 1,8 tỷ USD vào Nam Phi./.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Pháp tới Nam Phi trong 5 năm qua. Tháp tùng Tổng thống Hollande có 8 bộ trưởng; trong đó có Ngoại trưởng Laurent Fabius, cùng một đoàn gồm 20 doanh nghiệp lớn của Pháp.
Trong ngày đầu tiên, Tổng thống Hollande đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nam Phi Jacob Zuma về một loạt vấn đề, trong đó có vấn đề hợp tác trong lĩnh vực an ninh tại châu lục và hợp tác thúc đẩy phát triển với Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung.
Hai bên đã ký hai hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và đường sắt, theo đó Pháp sẽ tài trợ cho Nam Phi 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy nhiệt điện, một nhà máy điện Mặt Trời và một nhà máy phong điện, đồng thời đầu tư 5,4 tỷ USD để nâng cấp hệ thống dịch vụ đường sắt của nước này thông qua việc xây dựng 600 đoàn tàu và 3.600 toa tàu trong giai đoạn 2015-2025.
Ngoài ra, hai bên còn ký một hiệp định hợp tác đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và tuyên bố nhất trí hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch hành động G-20.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Pretoria, ông Hollande nhận xét rằng đây là những hợp đồng lớn nhất trong thời gian gần đây và là ví dụ điển hình cho sự hợp tác giữa hai nước. Trong khi đó, Tổng thống Zuma đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác song phương, cho rằng kết quả đó không chỉ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi mà còn giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp vốn rất cao tại nước này.
Liên quan đến vấn đề an ninh, Tổng thống Pháp đánh giá cao nỗ lực của Nam Phi trong việc giải quyết các cuộc xung đột tại châu Phi và mong muốn Nam Phi tăng cường sự hiện diện về quân sự tại châu lục. Hai nhà lãnh đạo cho rằng cuộc khủng hoảng tại Cộng hoà Trung Phi (CAR) đang đe doạ gây bất ổn cho khu vực, cần phải tăng cường can thiệp bằng các biện pháp quân sự, và các chính phủ châu Phi cấn phát triển một lực lượng thường trực để có thể can thiệp kịp thời vào những khu vực xảy ra xung đột.
Tại quốc gia mà các nhà chiến lược gọi là "Trung tâm của vành đai bất ổn" này, Pháp đang duy trì một lực lượng gồm 400 binh sỹ tại thủ đô Bangui và dự định sẽ nâng lên 750 binh sỹ. Trong khi đó, Nam Phi đã rút quân khỏi nước này hồi tháng Ba năm nay, sau khi 15 binh sỹ của họ bị thiệt mạng trong các cuộc giao chiến với liên minh phiến quân Seleka.
Ông Hollande khẳng định Pháp sẽ hậu thuẫn cho một lực lượng khu vực sẽ được thành lập tại đó dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và được Liên minh châu Phi (AU) ủng hộ. Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về tình hình bất ổn ở miền Đông Cộng hòa dân chủ Congo, nơi Nam Phi dẫn đầu một lực lượng can thiệp của Liên hợp quốc.
Là quốc gia đứng thứ ba EU về đầu tư và thương mại tại Nam Phi, Pháp hiện là đối tác chiến lược và cũng là đối tác phát triển chủ chốt của Nam Phi. Quan hệ song phương được điều phối thông qua Diễn đàn đối thoại chính trị (FPD) hàng năm. Trong giai đoạn từ 2004-2012, Pháp đã đầu tư 1,8 tỷ USD vào Nam Phi./.
(TTXVN)